image banner
KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ MÃN TÍNH KHÔNG LÂY CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI-NHIỄM TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÚ GIÁO.

KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ MÃN TÍNH

 KHÔNG LÂY CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

TẠI KHOA NỘI-NHIỄM TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÚ GIÁO.

Phạm Thị Trúc Anh, Nguyễn Thị Xuyến, Lê Thị Mậu

Trung tâm Y tế Phú Giáo

TÓM TẮT

Đặt vấn đề

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị: giúp giữ tình trạng ổn định của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng và rút ngắn thời gian nằm viện.

Mục tiêu nghiên cứu:

1.   Khảo sát tỷ lệ người bệnh có kiến thức về chế độ ăn bệnh lý mãn tính không lây.

2.   Khảo sát tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn bệnh lý mãn tính không lây khi đang điều trị nội trú tại bệnh viện.

3.   Mối liên quan giữa sự tuân thủ chế độ ăn bệnh lý mãn tính không lây với các yếu tố giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế.

Phương pháp: Cắt ngang mô tả trên 100 bệnh nhân mắc bệnh mãn tính đang điều trị tại khoa Nội –Nhiễm TRung tâm Y tế huyện Phú Giáo.

Kết quả: 54% bệnh nhân biết chút ít về tất cả chế độ ăn cho các bệnh mãn tính không lây còn 45% bệnh nhân không biết; 44% bệnh nhân có tuân thủ chế độ ăn bệnh lý mãn tính không lây

- Có mối liên quan giữa sự tuân thủ chế độ ăn với các yếu tố giới tính và tình trạng kinh tế:

+ Nam giới thực hành không tuân thủ chế độ ăn bệnh lý cao gấp 0,2 lần nữ giới, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

+ Ở đối tượng tình trạng kinh tế ở mức trung bình thì sự tuân thủ chế độ ăn bệnh lý thấp hơn 0,59 lần nhóm trước, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p=0,003.

Kết Luận: Kiến thức và tuân thủ chế độ ăn bệnh lý của bệnh nhân mắc bệnh mãn tính không lây còn thấp. Chính sách của bảo hiểm y tế cũng tác động một phần lớn đối với chế độ ăn bệnh lý mãn tính của bệnh nhân.

ABSTRACT

Backgroud: Nutrition plays a very important role in the treatment: helps keep the patient stable condition, prevent complications and shorten hospital stays.

Objectives:

1. Survey the proportion of patients with knowledge about the disease diet.
2. Survey the proportion of patients adhere to diet disease during inpatient treatment at the hospital.
3. Relationship with compliance with diet factors pathological sex, occupation, education level, economic status.
Method: Cut described in 100 patients with chronic diseases are treated at the Department of Internal Medicine Center borne Phu Giao district.
Results: 54% of patients know little about all diets for chronic disease patients while 45% do not know; 44% of patients with dietary compliance pathology
- There is a relationship between diet compliance with elements of sex and economic status.
- Men who practice does not comply with dietary disease 0.2 times higher than women, this difference was statistically significant with p <0.001.
- On the subject of economic status is inadequate adherence to diet pathology 0.59 times lower than the previous group, this difference was statistically significant with p = 0.003.
Conclusion: Knowledge of and compliance with medical diets of patients with chronic non-communicable diseases is low. The policy of health insurance also affects a large part of the diet of patients with patholog.
       

ĐẶT VẤN ĐỀ

            Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người nhân ngày càng được nâng cao. Để có sức khỏe tốt mỗi người dân phải có một chế độ dinh dưỡng và luyện tập thích hợp. Nhưng chẳng may một ngày nào đó người dân có vấn đề về sức khỏe phải vào bệnh viện thì dinh dưỡng lúc này lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị: giúp giữ tình trạng ổn định của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng và rút ngắn thời gian nằm viện.

Ở nhiều nước trên thế giới, việc cung cấp dinh dưỡng đã là một phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị. Ở nước ta, từ năm 2011, Bộ Y tế đã ra thông tư 08/2011/TT-BYT về công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện nhằm đưa dinh dưỡng chính thức là giải pháp điều trị bên cạnh dùng thuốc hoặc các liệu pháp điều trị khác. Tuy nhiên, số bệnh nhân, thân nhân của người bệnh hiểu biết về lợi ích của chế độ ăn bệnh lý còn rất thấp, đa phần người bệnh, người thân chỉ nghĩ đến thuốc điều trị, vấn đề ăn uống không quan trọng nên tình trạng người bệnh ăn uống theo nhu cầu sở thích, theo sự quan tâm chăm sóc của người thân dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện, uống thuốc không tác dụng tại gia đình, dẫn đến những biến chứng do bệnh, gây di chứng cho người bệnh ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và kinh tế gia đình. Nhận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc điều trị và đảm bảo sức khỏe cho con người nên chúng tôi tiến hành “Kiến thức và tuân thủ chế độ ăn bệnh lý mãn tính không lây của bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội-Nhiễm Trung tâm y tế huyện Phú Giáo năm 2016” làm tiêu đề cho đề tài nghiên cứu của mình.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát:

Khảo sát kiến thức và tuân thủ chế độ ăn bệnh lý mãn tính không lây của Bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa nội-nhiễm Trung tâm y tế huyện Phú Giáo.

Mục tiêu cụ thể:

4.   Khảo sát tỷ lệ người bệnh có kiến thức về chế độ ăn bệnh lý mãn tính không lây.

5.   Khảo sát tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn bệnh lý mãn tính không lây khi đang điều trị nội trú tại bệnh viện.

6.   Mối liên quan với sự tuân thủ chế độ ăn bệnh lý mãn tính không lây với các yếu tố giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả

Đối tượng nghiên cứu:

Dân số mục tiêu: Bệnh nhân  điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo.

Dân số chọn mẫu: Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính được điều trị tại khoa Nội- Nhiễm 

Cỡ mẫu: 100

Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện

Tiêu chí chọn mẫu:

Tiêu chí chọn vào: Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính không lây như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, viêm dạ dày được điều trị tại khoa Nội- Nhiễm từ tháng 8 đến hết tháng 9 năm 2016 đồng  ý tham gia nghiên cứu.

Thu thập dữ kiện

Phương pháp thu thập

Điều tra viên đến phỏng vấn bệnh nhân tại khoa nội- nhiễm và quan sát bữa ăn của bệnh nhân ngay tại phòng.

Người phỏng vấn: Điều dưỡng khoa nội nhiễm.

Thời gian thu thập dữ liệu: tháng 9,10 năm 2016.

Biện pháp kiểm soát sai lệch thông tin:

Nhân viên phỏng vấn được tập huấn kỹ để lấy đủ thông tin, thống nhất cách hỏi, cách ghi chép.

Biện pháp kiểm soát sai lệch: Tiêu chí chọn vào, loại ra rõ ràng và tuân thủ tiêu chí chọn mẫu.

Công cụ thu thập

Phiếu điều tra (Bảng câu hỏi): Thiết kế bộ câu hỏi ngắn, dễ hỏi, dễ hiểu, dễ trả lời.

Xử lý và phân tích dữ liệu

Sau khi phỏng vấn bộ câu hỏi được làm sạch và nhập vào phần mềm Stada 10.

KẾT QUẢ

Bảng 1: Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm dân số

(n= 100)

Tần số

Tỷ lệ %

Tuổi:

18-40                   

40-60

>60

 

5

51

41

 

5

51

41

Gới tính:

Nam

Nữ

 

49

51

 

49

51

Dân tộc:

Kinh

Khác (Khome, stieng)

 

96

4

 

96

4

Trình độ học vấn:

≤ Cấp I

Cấp  II

Cấp III

Trên cấp III

 

42

32

19

7

 

42

32

19

7

Nghề nghiệp:

Nông dân

Công chức, viên chức

Buôn bán    

Lao động tự do               

Nội trợ                                                                

 

30

18

8

11

33

 

30

18

8

11

33

Tình trạng kinh tế

Nghèo, cận nghèo                       

Trung bình

Khá

 

27

56

17

 

 

27

56

17

 

BMI

Gầy

Bình thường

Thừa cân

 

8

60

32

 

8

60

32

Qua khảo sát 100 bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa nội-nhiễm, tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm tuổi 40-60 tuổi là 51%, nữ cao hơn nam, 96% là dân tộc kinh.Trong đó trình độ học vấn đa số là từ dưới hoặc bằng cấp I ở nhóm tuổi trên 60 là 42%, 33% nghề nghiệp là già ở nhà trong nhà (nội trợ) giúp con cháu, 27% thuộc hộ nghèo và cận nghèo hoặc bảo trợ, 32% bệnh nhân mắc bệnh mãn tính bị thừa cân.

Bảng 2:   Hiểu biết về chế độ ăn bệnh lý

Hiểu biết

Bệnh mãn tính

Tần số

Tỷ lệ %

Bệnh ĐTĐ

Bệnh THA

Bệnh  RLLM

Bệnh VDD

n              %

n                   %

n                  %

n                  %

Biết rõ

35           (35)

38                       (39,6)

18             (25)

14           (23,3)

1

1

Biết chút ít

29           (29)

34            (35,4)

39             (54)

7             (11,7)

54

54

Không biết

36           (36)

24              (25)

15            (20,6)

39              (65)

45

45

Cộng

100        (100)

96             (100)

72             (100)

60            (100)

100

100

Trong 100 bệnh nhân đái tháo đường trong mẫu nghiên cứu có 96% bệnh nhân có bệnh lý đi kèm là tăng huyết áp, 72% rối loạn mỡ máu, 60% bệnh viêm dạ dày. Trong đó 54% bệnh nhân biết chút ít về tất cả chế độ ăn cho các bệnh mãn tính còn 45% bệnh nhân không biết.

Bảng 4:  Sự tuân thủ chế độ ăn bệnh lý

Thực hành

Tần số

Tỷ lệ%

Tuân thủ

44

44

Không tuân thủ

56

56

Cộng

100

100

Khi nằm viện có đến 59% bệnh nhân mua thức ăn từ bên ngoài hoặc người nhà mang vào nên sự hiểu biết của người nhà rất quan trọng trong thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho bệnh nhân. Sự không tuân thủ chế độ ăn bệnh lý 1 phần do thói quen ăn uống, 1 phần lễ nghĩa đám tiệc nhiều. Đối với bệnh nhân nam việc tuân thủ chế độ ăn càng khó nhất là tiệc tùng và bạn bè nên cứ ăn uống đại đến khi nào bệnh nặng thì nhập viện, uống rượu bia (40%), thường xuyên hút thuốc lá ( 22%). 53% bệnh nhân ăn ít rau xanh, trái cây tươi <400g/ ngày, 42% bệnh nhân ăn mặn nhất là khô, mắm, đồ muối chua. 52% bệnh nhân thường xuyên ăn mỡ động vật (heo, bò).

Mối liên quan giữa sự tuân thủ chế độ ăn với các yếu tố

Bảng 3: Mối liên quan giữa sự tuân thủ chế độ ăn với các yếu tố

Các đặc tính

Thực hành

p

PR (KTC 95%)

Tuân thủ(%)

Không tuân thủ(%)

Giới tính

Nam (n=49)

Nữ (n=51)

 

7 (14,3)

37 (72,6)

 

42 (85,7)

14 (27,4)

 

<0,001

 

0,21 (0,11-0,43)

Nghề nghiệp

 Nông dân (n=30)

 Công chức, viên chức (n=18)       

 Buôn bán (n= 8)   

 Lao động tự do  (n=11)              

 Nội trợ (n=33)                                                                

 

17 (56,7)

6 (6,3)

3 (37,5)

2 (18,2)

16 (48,5)

 

13 (43,3)

12 (66,7)

5 (62,5)

9 (81,8)

17 (51,5)

 

 

0,153

0,396

0,086

0,518

 

1,00

0,59 (0,28-1,21)

0,66 (0,26-1,72)

0,32 (0,088-1,18)

0,86 (0,53-1,37)

Trình độ học vấn

≤ cấp 1(n=42)

Cấp 2 (n=32)

Cấp 3 (n=19)

Trên cấp 3 (n=7)

 

20 (47,6)

16 (50)

6 (31.6)

2 (28,6)

 

22 (52,4)

16 (50)

13 (68,4)

5 (71,4)

 

 

0,839

0,275

0,412

 

1,00

1,05 (0,65-1,68)

0,66 (0,32-1,39)

0,6 (0,18-2,03)

Tình trạng kinh tế

Nghèo, cận nghèo (n=27)

Trung bình (n=56)

Khá (n=17)

 

18 (66,7)

22 (39,3)

4 (23,5)

 

9 (33,3)

43 (60,7)

13 (76,5)

 

 

0,003

 

1,00

0,59 (0,42-0,84)

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và thực hành tuân thủ chế độ ăn. Trong đó nam giới thực hành tuân thủ chế độ ăn bệnh lý chỉ bằng 0,2 lần nữ giới, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001, PR =0,21, KTC 955 (0,11-0,43).

Nhóm đối tượng nghề nghiệp là công chức, viên chức, buôn bán, lao động tự do thì sự tuân thủ thấp hơn nhóm nông dân và nội trợ nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Ở đối tượng có trình độ học vấn càng cao thì sự tuân thủ chế độ ăn bệnh lý càng thấp nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Có mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng kinh tế và thực hành tuân thủ chế độ ăn. Trong đó, đối tượng tình trạng kinh tế ở mức trung bình thì sự tuân thủ chế độ ăn bệnh lý thấp hơn 0,59 lần nhóm trước, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p=0,003, PR=0,59, KTC95% (0,42-0,84).

BÀN LUẬN

Tuân thủ chế độ ăn bệnh lý đối với bệnh nhân mắc bệnh mãn tính không lây rất cần thiết, bên cạnh việc điều trị theo định kỳ, chế độ ăn góp phần quan trọng trong điều trị.Trong 100 mẫu nghiên cứu có đến 95% bệnh nhân thuộc diện bảo hiểm y tế, nên viện phí không phải là vấn đề lớn, tuy nhiên bệnh nhân vẫn không quan tâm đến việc ăn theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện được hướng dẫn, tư vấn về chế ăn bệnh lý nhưng  số thực hiện rất ít, đa phần ăn theo nhu cầu, ăn theo khẩu phần ăn do người nhà chế biến mang vào tất cả bệnh nhân đều nhận được sự hướng dẫn chung chung của nhân viên y tế như ăn hạn chế đường, tăng rau xanh, ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng rượu, bia, thuốc lá. Nhưng hạn chế như thế nào và tăng ra sao thì bệnh nhân còn mơ mồ. Do đó sự cần thiết của việc xây dựng khẩu phần ăn, hướng dẫn cụ thể và cung cấp thực đơn hàng ngày cho từng bệnh nhân theo nhu cầu năng lượng của cơ thể họ trong một khoảng thời gian để họ quen dần và làm theo

Tuân thủ chế độ ăn bệnh lý của bệnh nhân bệnh mãn tính không lây liên quan đến môi trường sống rất nhiều. Dù bệnh nhân có hiểu biết nhưng việc thực hiện lại lệ thuộc vào người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, chế độ ăn bệnh lý của bệnh viện là không bắt buộc, không được bảo hiểm y tế thanh toán, nên đối với bệnh nhân, người thân đây không phải là điều đáng quan tâm.

Chế độ ăn bệnh lý nếu được quan tâm thực hiện sẽ giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân, người bệnh giảm bớt được biến chứng, di chứng do bệnh. Sự quan tâm của bệnh nhân, người thân, cán bộ y tế cũng rất cần sự quan tâm từ những chính sách của bảo hiểm y tế để nhận thức của người dân về lợi ích cho bản thân mình rõ rang hơn, gánh nặng chăm sóc cho những bệnh nhân không còn khả năng tực chăm sóc cho mình do bệnh và chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi ngày càng có ý nghĩa.

KẾT LUẬN:

-  54% bệnh nhân biết chút ít về tất cả chế độ ăn cho các bệnh mãn tính còn 45% bệnh nhân không biết; 44% bệnh nhân có tuân thủ chế độ ăn bệnh lý

- Có mối liên quan giữa sự tuân thủ chế độ ăn với các yếu tố giới tính và tình trạng kinh tế.

- Nam giới thực hành không tuân thủ chế độ ăn bệnh lý cao gấp 0,2 lần nữ giới, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

- Ở đối tượng tình trạng kinh tế ở mức trung bình thì sự tuân thủ chế độ ăn bệnh lý thấp hơn 0,59 lần nhóm trước, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p=0,003.

KIẾN NGHỊ:

-Tăng cường các phương tiện truyền thông nhằm cung cấp thông tin cho người bệnh về chế độ ăn cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính.

-Tăng cường tư vấn cộng đồng, vảng gia nhằm nâng cao thực hành đúng.

-Nâng cao trình độ nhân viên y tế hướng dẫn chế độ ăn bệnh mãn tính cho bệnh nhân điều trị nội trú.

-Tổ dinh dưỡng tiết chế tổ chức xây dựng khẩu phần chế độ ăn hướng dẫn cụ thể cho từng bệnh nhân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.   Dinh dưỡng điều trị bệnh mãn tính. Nhà xuất bản y học năm 2016

2.    Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phan Nguyễn Thanh Bình, Trần Quốc Cường và Lê Thị Kim Quí (2012). Dịch tễ học bệnh rối loạn chuyển hóa tại TPHCM: xu hướng gia tang và trẻ hóa. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 8.

3.    Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phan Nguyễn Thanh Bình, Trần Quốc Cường, Lê Thị Kim Quí  và Lê Nguyễn Trung Đức Sơn (2012). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại TPHCM và một số yếu tố lien quan. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 8.

4.    Lê Thị Hợp, Phí Ngọc Quyên (2016). Tình hình dinh dưỡng toàn cầu hiện nay và kêu gọi hành động phòng chống các thể dinh dưỡng của Liên hợp quốc. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 12.

Tin mới
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0