THỰC TRẠNG SỨC KHỎE HẬU COVID-19 CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN SỐNG TẠI THỊ TRẤN PHƯỚC VĨNH, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2022
THỰC TRẠNG SỨC KHỎE HẬU
COVID-19 CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN SỐNG TẠI THỊ TRẤN PHƯỚC VĨNH, HUYỆN
PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2022
Lương Văn Sơn, Nguyễn Minh Đức
Trung tâm Y Phú Giáo
TÓM TẮT
Mục
tiêu nghiên cứu: Xác định
tỷ lệ các vấn đề về sức khỏe (tâm thần, hô hấp, thể chất) sau nhiễm covid-19 của
người dân từ 18 tuổi trở lên sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương. Xác định mối liên quan giữa đặc tính mẫu và các vấn đề sức khỏe của
đối tượng tham gia nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên
cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 6-10/2022 trên 384 người dân đã nhiễm
covid-19, từ 18 tuổi trở lên, sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương từ 06 tháng trở lên.
Kết quả:
Qua nghiên cứu cho thấy trong 384 người dân
Phước Vĩnh tham gia nghiên cứu có đến 35.16% người có các triệu chứng về tâm thần.
Trong đó, phần lớn người dân có triệu chứng hay quên với 97.21%, 34.37% người
khó tập trung, 22.6% người có chóng mặt, 13.93% người có đau đầu. Về thời gian
xuất hiện triệu chứng kể trên, có 35.91% đã kéo dài ≥ 2 tháng, đã kéo dài dưới 2 tháng chiếm
64.09%.
Nghiên cứu cũng cho thấy có đến 34.9% người
dân có các vấn đề về hô hấp. Trong đó, 73.14% người có ho, 36.00% có tức ngực,
24.86% có khó thở. Có 53.39% người dân Phước Vĩnh tại thời điểm nghiên cứu có
các vấn đề về thể chất. Trong đó, 96.37% người dân có mệt mỏi, 40.41% có rụng
tóc, 10.36% có cơ thể nặng nề.
Qua nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa bệnh nền, thói quen luyện tập thể dục thể thao và các triệu chứng về tâm thần với p
<0.001.
Qua nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa bệnh nền, thói quen luyện tập thể dục thể thao và các triệu
chứng về hô hấp với p <0.001.
Qua nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa bệnh nền, thói quen luyện tập thể dục thể thao và các triệu
chứng về thể chất với p <0.001.
Kết luận:
Tăng cường tuyên truyền cho người dân thường
xuyên theo dõi sức khỏe sau nhiễm covid-19, đặc biệt đối với người có bệnh nền,
khi có các vấn đề sức khỏe cần đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Đồng
thời vận động, tuyên truyền người
dân tích cực rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tập thở khí khó thở,
ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Tăng cường vận động người dân tiêm vaccine
phòng covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường các biện pháp phòng ngừa
covid-19.
Cần xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho
người dân, đặc biệt chú trọng đến nhóm có bệnh nền.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với
các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích được bằng chẩn
đoán thay thế. Các nghiên cứu cho thấy, có 33%
-76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau
khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi
tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.
Hậu covid-19 là một vấn đề
sức khỏe đáng quan tâm, nó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần thể chất và có thể
gây ra hậu quả kinh tế đáng kể cho các cá nhân, gia đình và xã hội. Các triệu
chứng hậu COVID-19 như sốt nhẹ, khó thở, ho dai dẳng, mệt mỏi, đau cơ và khớp,
rụng tóc, xơ phổi…..Các triệu chứng tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, giảm tập
trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, hay quên, không thể vận động.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh
giá thực trạng sức khỏe hậu covid-19 của người dân từ 18 tuổi trở lên sống tại
thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương năm 2022 ” với các
mục tiêu nghiên cứu:
Xem chi tiết tại đây: Tải về