image banner
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT AN TOÀN KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ PHÚ GIÁO NĂM 2016

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TRONG CÔNG TÁC

KIỂM TRA GIÁM SÁT AN TOÀN KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ

TẠI TRUNG TÂM Y TẾ PHÚ GIÁO NĂM 2016

                               Ds. Đoàn Kim Phượng, Ds. Bùi thuận,

                                                                    Trung tâm y tế huyện Phú Giáo

TÓM TẮT

 Mục tiêu:Thực trạng hoạt động dược lâm sàng trong công tác kiểm tra giám sát an toàn kê đơn thuốc ngoại trú và các mối liên quan tại ttyt Phú Giáo năm 2016

Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.

Kết quả: Tỷ lệ chấp hành quy chế kê đơn thuốc tại bệnh viện đạt 95,5%. Số thuốc trung bình trong 1 đơn là 4,3 thuốc (SD=1,5). 100,0% các thuốc được kê đơn nằm trong danh mục thuốc thiết yếu. 28,0% các đơn thuốc tại trung tâm có kê kháng sinh. 32,8% đơn thuốc tại trung tâm có kê vitamin. Số thuốc kháng sinh trung bình là 1,1 thuốc (SD=0,2. Số tương tác trung bình trong đơn là 0,9 tương tác (SD=0,3).

Kết luận: Có 41 đơn thuốc có tương tác chiếm 10,3%.  2,8% là tương tác nặng. Những tương tác bất lợi này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tâm lý bệnh nhân. Các thuốc gây tương tác sẽ không được phép dùng cùng với nhau cần phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc dùng, các bác sỹ cần phải thông báo cho bệnh nhân để bệnh nhân chú ý theo dõi, nếu có gì bất thường phải liên hệ lại với bác sỹ. Còn với các tương tác ở mức độ trung bình, mức độ nhẹ, các bác sỹ thường ít chú ý và việc theo dõi thường không được thực hiện.

SUMMARY

 Objective: "The situation of clinical pharmacy activities in the work safety supervision and monitoring of outpatient prescription drugs and the implications at medical centers in 2016 Phu Giao"

Research Methodology: Dissecting described.

Results: Prevalence executive regulations prescribing in hospitals reached 95.5%. The average number of drugs in one single drug was 4.3 (SD = 1.5). 100.0% of the prescription drugs on the list of essential medicines. 28.0% of all prescriptions in the center can prescribe antibiotics. 32.8% in central prescription vitamin Statistics. The average number of antibiotic drugs was 1.1 (SD = 0.2. The average interaction interactive unit was 0.9 (SD = 0.3).

Conclusion: There are 41 single-drug interactions accounted for 10.3%. Interactive 2.8% is heavy. Adverse interactions cause significant impacts on the health and psychological patients. The drug interaction would not be used together must weigh the risks and benefits. However, in the case of compulsory use, doctors need to inform patients to monitor the person's attention, if nothing unusual to get back to the doctor. As for the interaction of moderate, mild, doctors are less likely to pay attention and monitoring are often not implemented.

     ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Thuốc là nguồn thiết yếu trong công tác chữa bệnh và nâng cao sức khỏe người dân. Việc kê đơn thuốc không đúng quy chế, kê quá nhiều thuốc trong một đơn, lạm dụng kháng sinh, vitamin, kê đơn không phải thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thương mại cao đang có nguy cơ phát triển và khó kiểm soát tại nhiều cơ sở điều trị.

Trung tâm y tế Phú Giáo với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân huyện Phú Giáo và một số huyện lân cận. Để đảm bảo hoạt động sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao. Hội đồng thuốc và điều trị, khoa Dược luôn bám sát các thông tư, hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và công tác sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Nhưng, hiện nay chưa có nghiên cứu nào để đánh giá việc thực hiện giám sát kê đơn thuốc trong điều trị. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng hoạt động dược lâm sàng trong công tác kiểm tra giám sát an toàn kê đơn thuốc ngoại trú tại ttyt Phú Giáo năm 2016

MỤC TIÊU

Mục tiêu tổng quát:

Thực trạng hoạt động dược lâm sàng trong công tác kiểm tra giám sát an toàn kê đơn thuốc ngoại trú và các mối liên quan tại ttyt Phú Giáo năm 2016

Mục tiêu cụ thể

1.          Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn đối với bệnh nhân ngoại trú tại trung tâm y tế Phú Giáo năm 2016.

2.          Phân tích một số chỉ số về tương tác thuốc ngoại trú tại trung tâm y tế Phú Giáo năm 2016.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đơn thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú được bảo hiểm y tế chi trả năm 2016 tại trung tâm y tế Phú Giáo. Tiêu chuẩn loại trừ. Các đơn thuốc ngoại trú không lĩnh thuốc, các đơn thuốc rách nát, mờ chữ, không đọc được.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ 1/6/2016 đến 31/8/ 2016 tại Trung tâm y tế Phú Giáo.

Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.

Mẫu nghiên cứu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ                        

                              Z 2 (1 – α/2)  x  P x (1 – P)  

                         n =

                                            d 2

Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu (số lượng đơn thuốc cần có để khảo sát)

a: Mức ý nghĩ thống kê, chọn a= 0,05, tra bảng ta có Z = 1,96.

d: Độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể. Chọn d = 0,05

P: Tỷ lệ nghiên cứu ước tính. Chọn P = 0,05 để lấy cỡ mẫu là lớn nhất.

Thay vào công thức, tính ra được n = 385. Làm tròn 400.

Do vậy, chúng tôi chọn 400 đơn thuốc ngoại trú.

Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, 400 mẫu sẽ được chọn trong phần mềm VNPThis ngày 1/6/2016 đến 31/8/ 2016 (khoảng 26.400 đơn thuốc ngoại trú), với kỹ thuật chọn mẫu hệ thống 1:66 , chia tổng số 26.400 bệnh nhân ra làm 400 nhóm, mỗi nhóm có 66 bệnh nhân số ngẫu nhiên là 5. Như vây bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu sẽ lần lượt có số thứ tự là 5; 5+66=71; 5+2(66)=137; 5+3(66)=203;…

Phương pháp xử lý số liệu: Tính toán, xử lý số liệu  bằng chương trình SPSS

KẾT QUẢ

Bảng 1: Một số đặc điểm của bệnh nhân điều trị ngoại trú

Đặc điểm

Kết quả

Tuổi

Trung bình

42,4 (22,9)

Giá trị bé nhất

1

Giá trị lớn nhất

98

Giới tính

SL (%)

Nam

158 (39,5%)

Nữ

242 (60,5%)

Tổng

400 (100,0%)

Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện là 42,4 tuổi (SD=22,9). Tuổi của các bệnh nhân tham gia khám, chữa bệnh tại bệnh viện có sự dao động lớn: bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 1 tuổi (với những bệnh nhân dưới 12 tháng được quy đổi thành 1 tuổi), bệnh nhân lớn tuổi nhất là 98 tuổi. Số bệnh nhân nữ (60,5%) nhiều hơn số bệnh nhân nam (39,5%).

Bảng 2: Một số đặc điểm kê đơn đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú

Đặc điểm

Kết quả

Số lượng chẩn đoán

Trung bình (SD)

1,9 (0,9)

Giá trị nhỏ nhất

1

Giá trị lớn nhất

5

Thời gian kê đơn trung bình (ngày)

Trung bình (SD)

9,7 (6,3)

Giá trị nhỏ nhất

2

Giá trị lớn nhất

30

Đường dùng

- SL (%)

Đường uống

391(97,8%)

Nhỏ mắt

5 (1,3%)

Dùng ngoài

2 (0,5%)

Rửa phụ khoa

2 (0,5%)

Đơn thuốc có 1 chỉ định cận lâm sàng

99 (24,8%)

Đơn thuốc có trên 2 chỉ định cận lâm sàng

21(5,3%)

Tổng

120 (30,0%)

Số lượng chẩn đoán trung bình là 1,9 (SD=0,9). Thời gian trung bình cho kê đơn điều trị ngoại trú 9,7 ngày (SD=6,3). Đa phần thuốc kê đơn cho bệnh nhân thường dùng đường uống chiếm 97,8%, ngoài ra còn có các thuốc nhỏ mắt và dùng ngoài da (bôi), không có thuốc dạng tiêm nào được kê đơn. Đơn có chỉ định cận lâm sàng chiếm 30,0%, đơn có một chỉ định cận lâm sàng chiếm tỷ lệ cao 24,8% hơn đơn có 2 chỉ định trở lên.

Bảng 3: Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân điều trị ngoại trú

Nhóm bệnh

Mã ICD10

Tần suất

Tỷ lệ %

Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh trùng

A00-B99

2.217

11,3

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hóa

E00-E90

432

2,2

Bệnh của mắt

H00-H59

78

0,4

Bệnh về hệ tuần hoàn

I00-I99

5.061

25,8

Bệnh của hệ hô hấp,Tiêu hóa

J00- K93

4.394

22,4

Bệnh của da và tổ chức dưới da, thống cơ, xương và mô liên kết

L00- M99

608

3,1

Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục

N00-N99

177

0,9

Vết thương, ngộ độc, Bệnh của tai và xương

S00- H95

1.373

7,0

Bệnh sản phụ khoa

000-099

765

3,9

Bệnh các phần khác và không xác định

   C00-D48

4.688

23,9

Tổng số

 

19.619

100,0

         Qua bảng thống kê đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân điều trị ngoại trú theo mã ICD 10 năm 2016 cho thấy các bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ lệ khá cao. Cao nhất là bệnh về tuần hoàn chiếm 25,8%, tiếp theo là bệnh hô hấp với 11,7%. Nhóm bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng đứng vị trí thứ 3, chiếm 11,3%. Thấp nhất là các bệnh về mắt tỷ lệ 0,4%.

Bảng 4: Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong đơn thuốc

Nội dung

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Ghi tên thuốc

Ghi tên đúng quy định

400

100,0

Hướng dẫn cách dùng thuốc

Ghi đủ hàm lượng

400

100,0

Ghi số lượng

400

100,0

Ghi liều dùng

393

98,3

Ghi đường dùng

394

98,5

Ghi thời điểm dùng

393

98,3

Thực hiện đúng quy chế kê đơn thuốc

380

95,5

100,0% đơn thuốc có ghi hàm lượng, nồng độ, với các thuốc dạng phối hợp thì theo quy định chỉ cần ghi tên biệt dược vì vậy với các thuốc này chúng tôi vẫn đánh giá và ghi đầy đủ hàm lượng, nồng độ. Tỷ lệ chung về việc thực hiện đúng quy chế kê đơn thuốc là 95.0%

Bảng 5: Số liệu về một số chỉ số kê đơn thuốc như sau

Chỉ số

Giá trị

/ Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số thuốc kê trong 1 đơn

Trung bình (SD)

4,3 (1,5)

 

Giá trị nhỏ nhất

1

 

Giá trị lớn nhất

9

 

Tỷ lệ thuốc được kê theo tên gốc

252

15,3

Tỷ lệ đơn có kê kháng sinh

112

28,0

Tỷ lệ đơn có kê thuốc tiêm

0

0,0

Tỷ lệ đơn có kê vitamin

131

32,8

Thuốc được kê có trong danh mục thuốc thiết yếu

400

100,0

Tỷ lệ thuốc được kê có trong danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả

400

100,0

Tỷ lệ thuốc được kê có trong danh mục thuốc của trung tâm y tế Phú Giáo

400

100,0

Số lượng thuốc trung bình trong 1 đơn là 4,3 thuốc (SD=1,5). Số thuốc được kê thấp nhất trong 1 đơn là 1 thuốc và số thuốc được kê nhiều nhất trong 1 đơn là 9 thuốc. Chỉ có 15,3% thuốc được kê theo tên. Tỷ lệ đơn có kê kháng sinh là 28,0%. Không có đơn ngoại trú bảo hiểm nào kê thuốc tiêm.

Bảng 6: Một số chỉ số về kê đơn thuốc kháng sinh

Chỉ số

Giá trị

Số thuốc kháng sinh

Trung bình (SD)

1,1 (0,2)

Giá trị nhỏ nhất

1

Giá trị lớn nhất

2

Số ngày sử dụng thuốc kháng sinh

Giá trị nhỏ nhất

3

Giá trị lớn nhất

15

Số lượng thuốc kháng sinh trung bình được kê trong đơn là 1,1 thuốc (SD=0,2 thuốc). Số ngày sử dụng thuốc kháng sinh nhỏ nhất là 3, lớn nhất là 15

Sử dụng phần mềm tra cứu online “Drug interactions checker” để tra cứu tương tác thuốc.

Bảng 7: Số lượng các tương tác có trong đơn

Số tương tác có trong 1 đơn

Tần suất

Tỷ lệ

Có 1 tương tác thuốc

2

0,5

Có 2 tương tác thuốc

3

0,8

Có 3 tương tác thuốc

6

1,5

Có 4 tương tác thuốc

11

2,8

Có trên 5 tương tác thuốc

19

4,8

Tổng số đơn có tương tác thuốc

41

10,3

Số tương tác thuốc trung bình (SD)

0,9 (0,3)

Tổng số đơn khảo sát

400

100,0

Có 41 đơn thuốc có tương tác chiếm 10,3% tổng số đơn khảo sát, tỷ lệ đơn có 5 tương tác chiếm tỷ lệ cao nhất 4,8% . Tỷ lệ đơn có 2-3 tương tác (0,8% +1,5% = 2,3%) thấp.

Bảng 8: Mức độ các tương tác có trong đơn

Số tương tác có trong 1 đơn

Tần suất

Tỷ lệ

Nặng

11

2,8

Trung bình

14

3,5

Nhẹ

16

4,0

Tổng số tương tác

41

10,3

Tổng số đơn khảo sát

400

100

2,8% tương tác ở mức độ nghiêm trọng, đó là các cặp tương tác: Digoxin - Metoprolol, Omeprazol - Prednisolon, Fexofenadine - Clarithromycin, Methylprednisolone - Clarithromycin. Có 3,5% tương tác ở mức độ trung bình và có 4% tương tác ở mức độ nhẹ.

BÀN LUẬN

Tỷ lệ chấp hành quy chế kê đơn thuốc tại bệnh viện đạt 95,5% trong tổng số đơn khảo sát, cao hơn bệnh viện  Bắc Giang 69,0%. Số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc tại trung tâm Y tế Phú Giáo là 4,3 thuốc (SD=1,5), số lượng này là cao hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (1,5 đến 2), Và thấp hơn Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Minh triết bệnh viện đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười là 6,4% thuốc. 100,0% các thuốc được kê đơn nằm trong danh mục thuốc thiết yếu, tương đương với nghiên cứu tại trung tâm y tế Dầu Tiếng. Kết quả này cũng phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là 100,0%

28,0% các đơn thuốc tại trung tâm có kê kháng sinh. Tỷ lệ này chỉ cao hơn một chút so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là từ 20,0-26,8% và cao hơn nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười là 11,5% và cao hơn trung tâm y tế Hơn Quản chiếm tỷ lệ 11%. 32,8% đơn thuốc tại trung tâm có kê vitamin. Tỷ lệ này cao hơn so với khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (từ 13,4% đến 24,1%), cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Minh Triết tại bệnh viện đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười (28,9 % đơn thuốc có kê vitamin).

Có 41 đơn thuốc có tương tác chiếm 10,3% tổng số đơn khảo sát, thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Thành Đức có 18,7%. 2,8% tương tác ở mức độ nghiêm trọng, đó là các cặp tương tác: Digoxin – Metoprolol. Tương tác ở mức độ trung bình, mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ lớn. Nguyên nhân của bất cập này là do công tác kiểm tra tương tác thuốc trong đơn ít được thực hiện tại hầu hết đơn vị khám chữa bệnh do yếu kém trong công tác DLS. Nguyên nhân chủ quan có thể thấy sự hạn hẹp về thời gian do số lượng bệnh nhân khá lớn, bác sỹ, dược sỹ không đủ thời gian để tra cứu tương tác thuốc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Đề tài tiến hành nghiên cứu 400 đơn thuốc BHYT ngoại trú trong khoảng thời gian từ 1/6/2016 đến 31/8/2016.Tỷ lệ chấp hành các quy định trong ghi đơn thuốc đạt 95%. Số thuốc trung bình trong 1 đơn là 4,3 thuốc (SD=1,5). 42,8% thuốc được kê theo tên gốc. 28,0% đơn có kê kháng sinh. 32,8% đơn có kê vitamin. 100,0% thuốc được kê đơn nằm trong danh mục thuốc của trung tâm y tế Phú Giáo. Cao nhất là bệnh về tuần hoàn chiếm 25,8%, tiếp theo là bệnh hô hấp với 11,7%. Nhóm bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng đứng vị trí thứ 3, chiếm 11,3%. Thấp nhất là u ác các phần khác không xác định chiếm tỷ lệ 0,4%. Số thuốc kháng sinh trung bình là 1,1 thuốc (SD=0,2. Số tương tác trung bình trong đơn là 0,9 tương tác (SD=0,3).

Có 41 đơn thuốc có tương tác chiếm 10,3% tổng số đơn khảo sát.

Kiến nghị

·            Đối với bệnh viện: Đưa phần mềm xét tương tác thuốc như Medscape vào qui trình kê đơn, xét duyệt thuốc để hạn chế tương tác thuốc trong đơn.

·            Đối với khoa Dược: Phối hợp với phần mềm VMPThis tiếp tục rà soát và hoàn thiện phần mềm quản lý khám bệnh, đặc biệt cần bổ sung để hoàn thiện các nội dung liên quan đến hướng dẫn sử dụng thuốc

·            Đối với Hội đồng thuốc và điều trị: Cần tăng cường hoạt động thông tin thuốc và dược lâm sàng nhằm tránh tình trạng kê quá nhiều thuốc trong 1 đơn thuốc. Cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu về tương tác thuốc có thể xảy ra của chính những thuốc có trong trung tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.                   Bộ Y tế (2005), Tương tác thuốc, Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

2.                   Bộ Y tế (2008), Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Quyết đinh 04/2008/QĐ – BYT.

3.                   Trần Diệu Hiền (2014), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện ung thư Đà Nẵng năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ khóa 2009­2014, Đại học Dược Hà Nội, tr 8.

4.                   Trần Minh Hiệp (2013), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Đà Nẵng năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ khóa 2008­2013, Đại học Dược Hà Nội, tr 29-47.

5.                   Lê Quốc Thịnh (2005), “Bùng nổ hiện tượng kê đơn thuốc theo quảng cáo”, Tạp chí thông tin dược lâm sàng, số 6, tr 14-15.

6.                   Nguyễn Thị Thu (2014), Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ đại học khóa 2009-2014, Trường Đại học dược Hà Nội, tr 37-38.

7.                   Hà Văn Đạt (2015), Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại trung tâm Y tế Dầu Tiếng tỉnh Bỉnh dương năm 2014, Tổ chức quản lý Dược: Trường Đại học Dược Hà Nội.

Tin mới
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0