image banner
MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA CÁN BỘ THUỘC BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN PHÚ GIÁO QUẢN LÝ NĂM 2016

MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA CÁN BỘ

THUỘC BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN PHÚ GIÁO QUẢN LÝ NĂM 2016

Nguyễn Thành Nguyên, Lăng Thị Loan, Chu Thị Thu Hồng

Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc XII của Đảng ta đã nêu, chính sách an sinh xã hội, chăm lo người có công cách mạng tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện. Chính vì vậy việc bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và cán bộ nói riêng là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Mục tiêu: 1) Xác định tỉ lệ các đặc điểm dân số xã hội, các yếu tố nguy cơ của cán bộ. 2) Phân loại bệnh tật và sức khỏe của cán bộ. 3) Xác định mối liên quan giữa bệnh với các đặc điểm dân số xã hội và các yếu tố nguy cơ.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trên 213 cán bộ trung cao thuộc Ban Thường Vụ Huyện Phú Giáo quản lý. Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 4 phần: thông tin cán bộ, thói quen sinh hoạt phần khám, các xét nghiệm – cận lâm sàng.

Kết quả: Độ tuổi chủ yếu của cán bộ tham gia nghiên cứu là ≥60 tuổi (chiếm tỉ lệ hơn 60,0%) và đa số là nam giới (85,5%). Hơn 54,9% cán bộ có trình độ học vấn từ cấp III trở lên và đa số cán bộ là hưu trí (66,7%). Có 57,3% cán bộ có thói quen uống rượu bia, 25,4% cán bộ có thói quen hút thuốc lá, 65,3% cán bộ có thói quen uống trà – cà phê.  Hơn 90,0% cán bộ có thói quen vận động thể lực. Tỉ lệ cán bộ có thói quen ăn mặn và ăn ngọt lần lượt là 35,7% và 21,6%. Tỉ lệ cán bộ thừa cân trong nghiên cứu này là 47,9%. Tỉ lệ các bệnh được kết luận nhiều nhất theo thứ tự là: thoái hóa cột sống, khớp (80,3%); bệnh về gan (61,0%), rối loạn chuyển hóa lipid (52,1%), tăng huyết áp (49,8%). Các nhóm bệnh khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Tỉ lệ cán bộ mắc nhiều hơn 5 bệnh là 23,9%. Đa số cán bộ được phân loại sức khỏe B2 (52,1%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đặc tính dân số với bệnh tăng huyết áp (tuổi, nghề nghiệp), bệnh về gan (giới tính), thoái hóa khớp – cột sống (tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp), bệnh tim mạch khác (tuổi, trình độ học vấn), mắc hơn 5 bệnh trở lên (tuổi, nghề nghiệp) với p<0,05. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố nguy cơ với bệnh đường hô hấp (thói quen uống rượu bia), bệnh về gan (thói quen uống rượu bia, thừa cân), thoái hóa khớp – cột sống (thói quen uống rượu bia, ăn mặn), bệnh tim mạch khác (thói quen uống rượu bia, ăn mặn) với p<0,05.

Kết luận: Cần tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cán bộ trung cao về tầm quan trọng của tập luyện thể lực, cải thiện thói quen ăn uống, thói quen sử dụng rượu bia. Khuyến khích cán bộ trung cao nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện kịp thời một số bệnh về thoái hóa cột sống, khớp; bệnh về gan; rối loạn chuyển hóa lipid; tăng huyết áp để từ đó góp phần hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Từ khóa: sức khỏe cán bộ, cán bộ trung cao

ABSTRACT:

Background: In the document the national Congress of the Communist Party stated XII, social welfare policy, take care for people who have merits with the revolution continue to complement and complete. Therefore, take care of protect and improve people's health in general and officials in particular is a very important factor for the development of the country.

Objectives: 1) Determining social demographic characteristics and risk factor of staff

2) Classification of diseases and health of staff. 3) Determinning the relationship between patient social demographic characteristics and risk factors.

Materials and Method: The study used cross-sectional in 213 medium high officials of Standing Management Phu Giao District. The questionnaire have 4 sections interview: the information about officials including 6 questions (year of birth, gender, ethnicity, address, education, object), the living habits including 6 question (alcohol , smoking, drinking tea - coffee, physical activity, love eating salty, love eating sweet), the  part physical examination(heart rate, blood pressure, height, weight, eye, ear - nose - throat (ENT), the oral and maxillofacial, surgical, dermatology, internal - nerve) tests – subclinical.

Results: The age of the staff is mainly involved in research is ≥60 years of age (more than 60.0% proportion) and the majority were male (85.5%). More than 54.9% of the staff have education level of grade III or higher, and most are retired officers (66.7%). There are 57.3% of the staff have a habit of drinking alcohol, 25.4% of the staff have a habit of smoking, 65.3% of the staff have a habit of drinking tea - coffee. More than 90.0% of the staff have a habit of physical activity. The rate of staff habitually eat salty and sweet foods respectively 35.7% and 21.6%. The rate of overweight officers in this study was 47.9%. The rate of the disease is the most conclusion in order are: degenerative spine, joints (80.3%); liver disease (61.0%), lipid metabolism disorders (52.1%), hypertension (49.8%). The other disease groups accounted for a lower rate. The rate of infected more than 5 desease is 23.9% officials. The majority of staff are classified B2 health (52.1%). There is significant correlation between statistical characteristics of the population with hypertension (age, profession), liver disease (gender), osteoarthritis - the spine (age, education level, occupation ), other cardiovascular disease (age, education level),  infectious from 5  diseases upwards (age, profession) with p <0.05. Correlation with statistical significance between risk factors for respiratory diseases (drinking habit), liver disease (drinking habits, overweight), osteoarthritis - the spine (habits alcohol, salty foods), other cardiovascular disease (drinking habits, eating salty) with p <0.05.

Conclusion: Need to strengthen communication, health education for middle high officials about the importance of physical exercise, improve eating habits, alcohol consumption habits. Encouraging highly centralized staff should regularly check-ups to detect in time a number of degenerative diseases of the spine, joints; liver disease; metabolic lipid disorders; hypertension so that contribute to limit the dangerous complications

Key world: Health officials, Midle high officials (medium high officials)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người. Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới WHO, sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế [8]. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc XII của Đảng ta đã nêu, chính sách an sinh xã hội, chăm lo người có công cách mạng tiếp tục bổ sung và hoàn thiện. Chính vì vậy việc bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và cán bộ nói riêng là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Khám sức khỏe cho cán bộ thuộc Ban thường vụ huyện ủy quản lý là một hoạt động định kỳ hàng năm của TTYT Phú Giáo. Kết quả 10 bệnh mắc cao nhất của cán bộ năm 2015: thoái hóa, gai cột sống thắt lưng; bệnh rối loạn Lipid máu, bệnh tăng men gan, gan khác; tăng huyết áp; bệnh tim mạch khác; bệnh thận tiết niệu; viêm đường hô hấp; viêm dạ dày, tiểu đường; tăng acid uric.

Tuy nhiên, các năm trước, TTYT chỉ mới tiến hành khám bệnh, mà chưa đi sâu tìm hiểu về các thói quen sinh hoạt của cán bộ và mối liên quan giữa các thói quen sinh hoạt và bệnh tật của cán bộ huyện Phú Giáo. Để có cơ sở tham mưu công tác bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Phú Giáo năm 2016 và những năm tiếp theo, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu:

Xác định tỉ lệ các đặc điểm dân số xã hội, các thói quen sinh hoạt của cán bộ

Phân loại bệnh tật và sức khỏe của cán bộ

Xác định mối liên quan giữa bệnh của cán bộ với các đặc điểm dân số xã hội và các thói quen sinh hoạt.

PHƯƠNG PHÁP

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn tất cả 348 cán bộ trong diện quản lý của Ban thường vụ huyện Phú Giáo quản lý năm 2016

Tiêu chí chọn vào: cán bộ trung cao  đến khám tại TTYT Phú Giáo trong đợt khám sức khỏe định kì tháng 8/2016  đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại ra:  người không có khả năng nghe nói, người bỏ ngang cuộc phỏng vấn, người không làm đầy đủ xét nghiệm, cận lâm sàng, người không đo được chiều cao cân nặng vì liệt người.

Thời gian nghiên cứu: tháng 8 đến tháng 11 năm 2016

Bộ công cụ và thu thập số liệu

Thu thập số liệu dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc. Bộ câu hỏi gồm 5 phần: thông tin cán bộ gồm 6 câu hỏi (năm sinh, giới tính, dân tộc, địa chỉ, trình độ học vấn, đối tượng), thói quen sinh hoạt gồm 6 câu (uống rượu bia, hút thuốc lá, uống trà – cà phê, vận động thể lực, thích ăn mặn, thích ăn ngọt), phần khám (nhịp tim, huyết áp, chiều cao, cân nặng, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt,  ngoại khoa, da liễu, nội – thần kinh), các xét nghiệm – cận lâm sàng, phần kết luận bệnh.

Các cán bộ đến khám được giải thích mục đích và tiến hành phỏng vấn phần thông tin cá nhân và thói quen sinh hoạt . Các phần thông tin khám bệnh, kết quả cận lâm sàng và kết luận được thu thập theo ghi chép của bác sĩ sau khi bệnh nhân khám và kết luận xong.

Phương pháp quản lý và phân tích thống kê

            Dữ liệu sau khi được ghi nhận vào phiếu thu thập thông tin của nghiên cứu viên thì được kiểm tra xem đã đầy đủ thông tin và được ghi nhận rõ ràng hay không trước khi gắn mã số và nhập vào máy tính. Các dữ liệu được mã hóa để thuận tiện cho việc nhập và phân tích dữ liệu. Dữ liệu được nhập bằng phần mềm EpiData phiên bản 3.1 và phân tích thông kê bằng phần mềm Stata phiên bản 12.

            Thống kê mô tả được thể hiện qua tần số, tỉ lệ phần trăm đối với biến số định tính; trung bình, độ lệch chuẩn đối với biến số định lượng có phân phối bình thường và trung vị, khoảng tứ phân vị đối với biến định lượng có phân phối không bình thường. Đối với kết cuộc trong nghiên cứu tương ứng với mục tiêu thì khoảng tin cậy 95% của tỉ lệ cũng được tính để thể hiện mức độ chính xác của nghiên cứu và làm căn cứ suy diễn cho dân số.

            Thống kê phân tích được thực hiện bằng phép kiểm Chi bình phương khi so sánh tỉ lệ các đặc điểm của đối tượng trên các nhóm nghiên cứu. Các phép kiểm được xem là có ý nghĩa thống kê (có mối liên quan hoặc có sự khác biệt) khi giá trị p <0,05. Để lượng giá mức độ liên quan giữa các đăc điểm của đối tượng với kết cuộc quan tâm thì tỉ lệ hiện mắc PR được sử dụng với khoảng tin cậy 95% (KTC 95%). Mối liên quan được xác định khi KTC 95% của PR không chứa số 1.

KẾT QUẢ - BÀN LUẬN

Trong đợt khám sức khỏe tháng 8/2016 có 278 cán bộ trung cao đến khám sức khỏe, chúng tôi khảo sát hoàn thành 213 bộ

1.     Đặc điểm dân số tham gia nghiên cứu

Bảng 1: Đặc tính nền của đối tượng nghiên cứu (n = 213)

Đặc tính nền

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Tuổi (>60 tuổi)

129

60,6

Giới (nam)

182

85,5

Trình độ học vấn (≥cấp III)

117

54,9

Nghề nghiệp (hưu trí)

142

66,7

            Qua khảo sát 213/278 cán bộ trung cao đến khám sức khỏe, độ tuổi chủ yếu của cán bộ tham gia nghiên cứu là >60 tuổi (60,6%) và đa số là nam giới (85,5%). Cán bộ có trình độ học vấn từ cấp III trở lên chiếm tỉ lệ 54,9% và đa số cán bộ là hưu trí (66,7%), cán bộ đương chức chiếm tỉ lệ 33,3%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thành tại Long An năm 2013 (Tuổi trung bình: 55±5, nam:86,8%)[5]. Điều này có thể là do đây là nhóm đối tượng trung cao, đa phần là lãnh đạo nên nam thường đông hơn.

Bảng 2: Đặc điểm thói quen và chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu (n=213)

Yếu tố nguy cơ

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Thói quen uống rượu – bia (có)

122

57,3

Thói quen hút thuốc lá (có)

54

25,4

Thói quen uống trà – cà phê (có)

139

65,3

Thói quen vận động thể lực (có)

196

92,0

Thói quen ăn mặn (có)

76

35,7

Thói quen ăn ngọt (có)

46

21,6

BMI (thừa cân)

102

47,9

Có 57,3% cán bộ có thói quen uống rượu bia, 25,4% cán bộ có thói quen hút thuốc lá, 65,3% cán bộ có thói quen uống trà – cà phê.  Hơn 90,0% cán bộ có thói quen vận động thể lực. Tỉ lệ cán bộ có thói quen ăn mặn và ăn ngọt lần lượt là 35,7% và 21,6%. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Khổng Thị Mai “Đánh giá điều trị tăng huyết áp tại PKĐK Nhà bảo sanh Thị xã Thủ Dầu Một năm 2011 thì tỉ lệ người ăn mặn là 36,3% tương đồng với nghiên cứu này (35.7%), uống rượu là 34,7% thấp hơn nghiên cứu này , hút thuốc lá là 43,2%, ít vận động thể lực là 49,2% cao hơn với nghiên cứu chúng tôi, điều này cho thấy đa số cán bộ trung cao huyện Phú Giáo là người lớn tuổi, việc vận động thể lực được chú trọng.[3]. Một nghiên cứu tiến hành trên đối tượng là người cao tuổi tại thành phố Mỹ Tho năm 2011 cho kết quả là 67,7% không hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc lá; 78,9% không uống rượu bia hoặc uống ít, 47,1% không có thói quen ăn mặn, phần lớn người tham gia nghiên cứu đều có hoạt động thể lực, chiếm 73,2%[4].

            Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm[1]. Tỉ lệ cán bộ thừa cân trong nghiên cứu này là 47,9%, tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì tại Việt Nam (khoảng 25,0% dân số) [1]. Từ kết quả này cho thấy cán bộ trung cao vẫn chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe bản thân, và tỉ lệ các bệnh không lây nhiễm trong cán bộ có xu hướng gia tăng.

2.     Phân loại bệnh và sức khỏe của đối tượng tham gia nghiên cứu

Bảng 3: Đặc điểm khám chuyên khoa của các đối tượng nghiên cứu (n=213)

Chuyên khoa

Bất thường (n)

Tỉ lệ (%)

Mắt

189

88,7

Nội – thần kinh

180

84,5

Ngoại khoa

96

45,1

Tai mũi họng

86

40,4

Răng hàm mặt

80

37,6

Da liễu

11

5,2

            Trong 213 cán bộ đến khám sức khỏe, chúng tôi thấy tỉ lệ bất thường các nhóm bệnh chuyên khoa nhiều nhất theo thứ tự là: mắt (88,7%), nội – thần kinh (84,5%), ngoại khoa (45,1%), tai mũi họng (40,4%), răng hàm mặt (37,6%). Tỉ lệ bất thường về da liễu chiếm tỉ lệ thấp nhất (5,2%). Lý giải hợp lý nhất cho điều này là do cán bộ đến khám sức khỏe chủ yếu là người cao tuổi (trung bình là 64 tuổi) nên phần lớn cán bộ thường gặp vấn đề về mắt. Một nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Phúc (2011) trên cán bộ viên chức bệnh viện Thống Nhất cho kết quả thấp hơn nghiên cứu này với tỉ lệ cán bộ có bệnh về mắt là 43,6% [6].

Bảng 4: Mô hình bệnh tật của đối tượng nghiên cứu (n=213)

Loại bệnh

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Thoái hóa cột sống, khớp

171

80,3

Bệnh về gan

130

61,0

Rối loạn chuyển hóa lipid

111

52,1

Tăng huyết áp

106

49,8

Bệnh tim mạch khác

88

41,3

Bệnh đường hô hấp

80

37,6

Bệnh về thận

59

27,7

Đái tháo đường

41

19,3

Viêm dạ dày

29

13,6

Mắc nhiều hơn 5 bệnh

51

23,9

Trong 213 cán bộ có bệnh, chúng tôi thấy tỉ lệ các bệnh được kết luận nhiều nhất theo thứ tự là: thoái hóa cột sống, khớp (80,3%); bệnh về gan (61,0%), rối loạn chuyển hóa lipid (52,1%), tăng huyết áp (49,8%). Các nhóm bệnh khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Tỉ lệ cán bộ mắc nhiều hơn 5 bệnh là 23,9%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của  Nguyễn Vĩnh Phúc (2011) tại bệnh viện Thống Nhất, rối loạn lipid (46,7%)[6].

Tỉ lệ mắc Đái tháo đường là 19,3%, tăng huyết áp là 49, 8%, Rối loạn lipid máu là 52,1%  thấp hơn so với nghiên cứu của Hồ Văn Bình năm 2010 “Khảo sát bệnh Đái tháo đường type 2 và một số vấn đề liên quan ở cán bộ trung cao tỉnh Bình Dương[2]. Nghiên cứu của Trần Thành Trọng (2012) tiến hành trên cán bộ trung cao ngành bưu điện phía nam cho thấy: tỉ lệ rối loạn lipid máu là 66,6% cao hơn nghiên cứu chúng tôi; tăng huyết áp là 37,8%; tỉ lệ bệnh đái tháo đường là 9,25% thấp hơn nghiên cứu chúng tôi [7]. Sự khác biệt này có thể là do khác biệt về thời gian nghiên cứu, tuy nhiên đặc điểm chung của tất cả các nghiên cứu này là sự phát triển các nhóm bệnh không lây có tỉ lệ tăng cao cần quan tâm.   

Bảng 5: Phân loại sức khỏe của các đối tượng nghiên cứu (n=213)

Phân loại sức khỏe

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

A

2

0,9

B1

35

16,4

B2

111

52,1

C

65

30,5

            Đa số cán bộ được phân loại sức khỏe B2 (52,1%), tỉ lệ phân loại sức khỏe loại A ít nhất (0,9%). Kết quả này là tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành tại Long An năm 2013, tỉ lệ cán bộ phân loại sức khỏe đạt B2 là 71,16% [5]. Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Phúc (2011) [6].  Sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Phúc còn khá trẻ, trung bình 37,7 tuổi, nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người cao tuổi, và phần lớn là nam giới.

3.     Các yếu tố liên quan

Bảng 6: Mối liên quan giữa đặc tính dân số với bệnh tăng huyết áp (n=213)

Đặc điểm

Tăng huyết áp (n, %)

p

PR(KTC95%)

Không

Tuổi

 

 

 

 

 

>60 tuổi

73 (56,6)

56 (43,4)

0,014

 

 

≤60 tuổi

33 (39,3)

51 (60,7)

0,69 (0,51 – 0,94)

Nghề nghiệp

 

 

 

 

 

Hưu trí

82 (57,8)

60 (42,3)

0,001

 

 

Đương chức

24 (33,8)

47 (66,2)

0,58 (0,41 – 0,83)

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, nghề nghiệp với bệnh tăng huyết áp (với p<0,05). So với cán bộ >60 tuổi, tỉ lệ tăng huyết áp ở cán bộ ≤60 tuổi là 0,69 lần [PR=0,69; KTC95%(0,51 – 0,94); p=0,014]. Tỉ lệ tăng huyết áp ở cán bộ đương chức bằng 0,58 lần so với cán bộ hưu trí [PR=0,58; KTC95%(0,41 – 0,83); p=0,001]. Điều này cũng phù hợp thực tế vì phần lớn các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp khi tuổi tăng.

            Chưa tìm thấy mối liên quan giữa giới tính và trình độ học vấn với bệnh tăng huyết áp (p>0,05). Các yếu tố nguy cơ như: uống rượu – bia, hút thuốc lá, ăn mặn, ăn ngọt, BMI với bệnh tăng huyết áp (p>0,05). Điều này có thể là do đây là nghiên cứu cắt ngang nên việc xác định mối liên hệ nhân quả còn nhiều hạn chế.


Bảng 7: Mối liên quan giữa thói quen uống rượu bia với bệnh đường hô hấp (n=213)

Đặc điểm

Đường hô hấp (n, %)

p

PR(KTC95%)

Không

Thói quen uống rượu bia

 

 

 

 

 

34 (27,9)

88 (72,1)

0,001

0,55 (0,39 – 0,78)

 

Không

46 (50,6)

45 (49,4)

 

So với cán bộ không uống rượu bia, tỉ lệ cán bộ có bệnh đường hô hấp có uống rượu bia bằng 0,55 lần [PR=0,55; KTC95% (0,39 – 0,78), p=0,001].

Chưa tìm thấy mối liên quan giữa các đặc điểm dân số, thói quen ăn mặn, ăn ngọt, BMI với bệnh đường hô hấp (p>0,05). Điều này cũng hợp lý là do bệnh về hô hấp thường liên quan đến các yếu tố môi trường, ít liên quan tới các yếu tố nguy cơ về lối sống.

Bảng 8: Mối liên quan giữa giới tính, thói quen uống rựou bia, BMI với bệnh về gan (n=213)

Đặc điểm

Bệnh về gan (n, %)

p

PR(KTC95%)

Không

Giới tính

 

 

 

 

 

Nam

119 (65,4)

63 (34,6)

0,002

1,84 (1,13 – 3,0)

 

Nữ

11 (35,5)

20 (64,5)

 

Thói quen uống rượu bia

 

 

 

 

 

84 (68,9)

38 (31,1)

0,007

1,36 (1,07 – 1,72)

 

Không

46 (50,6)

45 (49,4)

 

BMI

 

 

 

 

 

Thừa cân

80 (78,4)

22 (21,6)

<0,001)

 

 

Bình thường

50 (45,1)

61 (54,9)

0,57 (0,46 – 0,72)

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, thói quen uống rượu bia và BMI với bệnh về gan ở cán bộ trung cao (p<0,005). Cán bộ là nam có tỉ lệ mắc các bệnh về gan gấp 1,84 lần cán bộ là nữ [PR=1,84;KTC95%(1,13 – 3,0), p=0,002]. So với cán bộ không uống rượu bia thì tỉ lệ mắc bệnh gan ở cán bộ có thói quen uống rượu bia bằng 1,36 lần [PR=1,36; KTC95%(1,07 – 1,72); p=0,007]. Những cán bộ có BMI bình thường có tỉ lệ mắc bệnh gan bằng 0,57 lần cán bộ bị thừa cân [PR=0,57; KTC95%(0,46 – 0,72); p<0,001].

Bảng 9: Mối liên quan giữa đặc tính dân số, các thói quen với bệnh

thoái hóa khớp, cột sống (n=213)

Đặc điểm

Bệnh thoái hóa khớp, cột sống

(n, %)

p

PR(KTC95%)

Không

Tuổi

 

 

 

 

 

>60 tuổi

122 (94,6)

7 (5,4)

<0,001

 

 

≤60 tuổi

49 (58,3)

35 (41,7)

0,62 (0,51 – 0,74)

Trình độ học vấn

 

 

 

 

 

Từ cấp III trở lên

80 (68,4)

37 (31,6)

<0,001

 

 

Dưới cấp III

91 (94,8)

5 (5,2)

1,39 (1,21 – 1,58)

Nghề nghiệp

 

 

 

 

 

Hưu trí

132 (93,0)

10 (7,0)

<0,001

 

 

Đương chức

39 (54,9)

32 (45,1)

0,59 (0,48 – 0,73)

Thói quen uống rượu bia

 

 

 

 

 

91 (74,6)

31 (25,4)

0,016

 

 

Không

80 (87,9)

11 (12,1)

0,85 (0,75 – 0,96)

Thói quen ăn mặn

 

 

 

 

 

53 (69,7)

23 (30,3)

0,004

0,81 (0,69 – 0,95)

 

Không

118 (86,1)

19 (13,9)

 

 

            So với cán bộ trên 60 tuổi, tỉ lệ cán bộ ≤60 tuổi có bệnh thoái hóa khớp, cột sống bằng 0,62 lần [PR=0,62; KTC95% (0,51– 0,74); p<0,001]. Tỉ lệ cán bộ có trình độ học vấn dưới cấp III có tỉ lệ thoái hóa khớp, cột sống bằng 1,39 lần cán bộ có trình độ học vấn từ cấp III trở lên [PR=1,39; KTC95% (1,21 – 1,58); p<0,001]. Tỉ lệ cán bộ có bệnh thoái hóa khớp, cột sống trong nhóm cán bộ đương chức bằng 0,59 lần cán bộ hưu trí [PR=0,59; KTC95% (0,48 – 0,73); p<0,001]. So với cán bộ có thói quen uống rượu bia, tỉ lệ cán bộ có bệnh thoái hóa khớp, cột sống không có thói quen uống rượu bia bằng 0,85 lần [PR=0,85; KTC95% (0,75 – 0,96); p=0,016]. Tỉ lệ cán bộ có bệnh thoái hóa khớp, cột sống trong nhóm cán bộ có thói quen ăn mặn bằng 0,81 lần cán bộ không có thói quen ăn mặn [PR=0,81; KTC95% (0,69 – 0,95); p=0,004].  Kết quả này cho thấy các yếu tố như tuổi cao, cán bộ hưu trí, uống rượu bia là các yếu tố nguy cơ gây bệnh thoái hóa khớp, cột sống.

Bảng 10: Mối liên quan giữa đặc tính dân số, các thói quen với bệnh tim mạch khác (n=213)

Đặc điểm

Bệnh tim mạch khác (n, %)

p

PR(KTC95%)

Không

Tuổi

 

 

 

 

 

>60 tuổi

67 (51,9)

62 (48,1)

<0,001

 

 

≤60 tuổi

21 (25,0)

63 (75,0)

0,48 (0,32 – 0,72)

Trình độ học vấn

 

 

 

 

 

Từ cấp III trở lên

41 (35,0)

76 (65,0)

0,04

 

 

Dưới cấp III

47 (49,0)

49 (51,0)

1,39 (1,01– 1,92)

Nghề nghiệp

 

 

 

 

 

Hưu trí

69 (48,6)

73 (51,4)

0,002

 

 

Đương chức

19 (26,8)

52 (73,2)

0,55 (0,36 – 0,84)

Thói quen uống rượu bia

 

 

 

 

 

43 (35,3)

79 (64,7)

0,037

 

 

Không

45 (49,5)

46 (50,5)

0,71 (0,52 – 0,98)

Thói quen ăn mặn

 

 

 

 

 

24 (31,6)

52 (68,4)

0,032

0,68 (0,46 – 0,98)

 

Không

64 (46,7)

73 (53,3)

 

            Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thói quen uống rượu bia và ăn mặn với bệnh tim mạch khác ở cán bộ với p<0,05. Tỉ lệ bệnh tim mạch khác của cán bộ ở nhóm tuổi ≤ 60 tuổi bằng 0,48 lần cán bộ >60 tuổi [PR=0,48; KTC95% (0,32 – 0,72); p<0,001]. Cán bộ có trình độ học vấn dưới cấp III có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch khác bằng 1,39 lần cán bộ có trình độ học vấn từ cấp III trở lên [PR=1,39; KTC95% (1,01 – 1,92); p=0,04]. So với cán bộ hưu trí, tỉ lệ bệnh tim mạch khác ở nhóm cán bộ đương chức bằng 0,55 lần [PR=0,55; KTC95% (0,36 – 0,84); p=0,002. Cán bộ không có thói quen uống rượu bia có tỉ lệ mắc bệnh tim khác bằng 0,71 lần cán bộ có thói quen uống rượu bia [PR=0,71; KTC95% (0,52 – 0,98); p=0,037]. Tỉ lệ bệnh tim mạch khác ở nhóm cán bộ có thói quen ăn mặn bằng 0,68 lần cán bộ không có ăn mặn [PR=0,68; KTC95% (0,46 – 0,98); p=0,032]. Tuổi cao, trình độ học vấn từ cấp III trở xuống, hưu trí, uống rượu bia, là các yếu tố nguy cơ

Bảng 11: Mối liên quan giữa đặc tính dân số với số bệnh đang mắc (n=213)

Đặc điểm

Số bệnh đang mắc (n, %)

p

PR(KTC95%)

>5 bệnh

5 bệnh

Tuổi

 

 

 

 

 

>60 tuổi

39 (30,2)

90 (69,8)

0,008

 

 

≤60 tuổi

12 (14,3)

72 (85,7

0,47 (0,26 – 0,85)

Nghề nghiệp

 

 

 

 

 

Hưu trí

42 (29,6)

100 (70,4)

0,006

 

 

Đương chức

9 (12,7)

62 (87,3)

0,43 (0,22 – 0,83)

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và nghề nghiệp với mắc hơn 5 bệnh trở lên (với p<0,05). So với cán bộ > 60 tuổi, tỉ lệ cán bộ mắc hơn 5 bệnh trở lên ở nhóm tuổi ≤60 tuổi bằng 0,47 lần [PR=0,47; KTC95% (0,26 – 0,85); p=0,008]. Cán bộ đương chức có tỉ lệ mắc hơn 5 bệnh trở lên bằng 0,43 lần cán bộ hưu trí [PR=0,43; KTC95% (0,22 – 0,83); p=0,006]. Kết quả này cho thấy cán bộ đương chức, ít tuổi (≤60 tuổi) là yếu tố bảo vệ.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát 213 cán bộ trung cao đến khám sức khỏe, độ tuổi chủ yếu của cán bộ tham gia nghiên cứu là >60 tuổi (chiếm tỉ lệ hơn 60,0%) và đa số là nam giới (85,5%). Hơn 54,9% cán bộ có trình độ học vấn từ cấp III trở lên và đa số cán bộ là hưu trí (66,7%). Có 57,3% cán bộ có thói quen uống rượu bia, 25,4% cán bộ có thói quen hút thuốc lá, 65,3% cán bộ có thói quen uống trà – cà phê.  Hơn 90,0% cán bộ có thói quen vận động thể lực. Tỉ lệ cán bộ có thói quen ăn mặn và ăn ngọt lần lượt là 35,7% và 21,6%. Tỉ lệ cán bộ thừa cân trong nghiên cứu này là 47,9%

Tỉ lệ bất thường các nhóm bệnh chuyên khoa nhiều nhất theo thứ tự là: mắt (88,7%), nội – thần kinh (84,5%), ngoại khoa (45,1%), tai mũi họng (40,4%), răng hàm mặt (37,6%). Tỉ lệ các bệnh được kết luận nhiều nhất theo thứ tự là: thoái hóa cột sống, khớp (80,3%); bệnh về gan (61,0%), rối loạn chuyển hóa lipid (52,1%), tăng huyết áp (49,8%). Các nhóm bệnh khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Tỉ lệ cán bộ mắc nhiều hơn 5 b0ệnh là 23,9%. Đa số cán bộ được phân loại sức khỏe B2 (52,1%), tỉ lệ phân loại sức khỏe loại A ít nhất (0,9%)

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đặc tính dân số (tuổi, nghề nghiệp) với bệnh tăng huyết áp (với p<0,05), giữa thói quen uống rượu bia với bệnh đường hô hấp, giữa giới tính, thói quen uống rượu bia và BMI với bệnh về gan; giữa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp,thói quen uống rượu bia, thói quen ăn mặn với bệnh thoái hóa khớp – cột sống. Nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thói quen uống rượu bia và ăn mặn với bệnh tim mạch khác ở cán bộ, giữa tuổi và nghề nghiệp với mắc hơn 5 bệnh trở lên (với p<0,05).

KIẾN NGHỊ

Đối với Trung tâm y tế huyện Phú Giáo: Thường xuyên tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe về các bệnh mn tính thường gặp như thoái hóa cột sống, bệnh về gan, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp. Tổ chức các buổi khám sức khỏe định kỳ góp phần tầm soát một số bệnh mãn tính phổ biến mà người cao tuổi trong cộng đồng hay mắc phải. Vận động cán bộ nên tham gia các đợt khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/ lần). Tiếp tục kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ trung cao hàng năm để đánh giá phân loại tình trạng sức khỏe giúp mỗi cán bộ chủ động theo dõi sức khỏe bản thân, góp phần hạn chế bệnh tật và các biến chứng nguy hiểm. Những cán bộ đã mắc bệnh hay mới phát hiện bệnh cần được quan tâm theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời.

Đối với cán bộ trung cao: cần cải thiện sức khỏe thông qua việc vận động thể lực thường xuyên, cải thiện thói quen ăn mặn, hạn chế uống rượu bia, kiểm soát cân nặng. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện kịp thời những vấn đề sức khỏe của bản thân, từ đó góp phần hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Theo dõi sức khỏe bản thân thông qua việc kiểm tra sức khỏe, duy trì phác đồ điều trị đối với những cán bộ đang mắc bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ, Y Tế. (2015) Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số, http://moh.gov.vn:8086/news/Pages/ChuongTrinhMucTieuQuocGiaYTe.aspx?ItemID=1740, truy cập ngày 15/11/2016.

2. Hồ Văn Bình. (2010) "Khảo sát Đái tháo đường type 2 và một số vấn đề liên quan ở cán bộ trung cao tỉnh Bình Dương". Sở Y tế Bình Dương, tr. 1-5.

3. Khổng Thị Mai. (2011) "Đánh giá điều trị tăng huyết áp tại Phòng khám đa khoa- Nhà bảo sanh thị xã Thủ Dầu Một". Sở Y tế tỉnh Bình Dương, tr 58.

4. Nguyễn Tuấn Khanh., Nguyễn Minh Đức., Tạ Văn Trầm. (2011) "Kiến thức, thực hành về phòng ngừa, điều trị tăng huyết ápở người cao tuổi tại thành phố Mỹ Tho năm 2011". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16 (4)

5. Nguyễn Văn Thành., Trang Mộng Hải Yến., Võ Văn Tỵ., Nguyễn Đức Công., Nguyễn Tuấn Quang. (2013) "Mô hình bệnh tật của đối tượng cán bộ diện quản lý sức khỏe tại Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Long An (Năm 2013)". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17 (3), tr. 331 - 334.

6. Nguyễn Vĩnh Phúc., Nguyễn Đức Công. (2011) "Nhận xét sức khỏe cán bộ viên chức bệnh viện thống nhất qua kiểm tra định kỳ năm 2010". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15, tr. 197 - 202.

7. Trần Thành Trọng., Cao Thanh Ngọc., Hồ Thượng Dũng. (2012) "Rối loạn Lipid máu ở cán bộ trung cao ngành bưu điện phía nam: tỉ lệ hiện mắc và đặc điểm nhóm có rối loạn lipid máu". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16 (4), tr. 148.

8. World Health Organization (2016) WHO definition of Health, http://www.who.int/about/definition/en/print.html, accessed on 15 November 2016.

Tin mới
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0