image banner
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 18 ĐẾN 60 TUỔI SỐNG TẠI THỊ TRẤN PHƯỚC VĨNH, HUYỆN PHÚ GIÁO , TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2016

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 

CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 18 ĐẾN 60 TUỔI SỐNG TẠI THỊ TRẤN PHƯỚC VĨNH, HUYỆN PHÚ GIÁO , TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2016

......................... Nguyễn Minh Đức, Trần Hoàng Dung
Trung tâm Y tế
huyện Phú Giáo

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Đái tháo đường là gánh nặng toàn cầu, do hậu quả của lối sống ít vận động, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường. Xu hướng hiện tại là đẩy mạnh công tác phòng chống đái tháo đường. Các nghiên cứu cho thấy kiến thức, thực hành về phòng chống đái tháo đường có vai trò quang trọng phòng ngừa bệnh.

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ người dân từ 18 đến 60 tuổi sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương có kiến thức, thực hành đúng về phòng chống bệnh đái tháo đường và các yếu tố liên quan.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016 trên đối tượng người dân từ 18 đến 60 tuổi sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Kết quả: Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng chống bệnh đái tháo đường là 27.7%, thực hành đúng là 33.9%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đúng với thực thành đúng (p<0.001, PR=1.92 KTC 95%:1.46-2.53). Có mối liên quan có tính khuynh hướng giữa nhóm tuổi với kiến thức chung (p=0.001, PR=0.52, KTC 95%:0.40-0.68). Có mối liên quan có tính khuynh hướng giữa trình độ học vấn với kiến thức chung (p=0.001, PR= 2.93, KTC 95%:2.49-3.46). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi với thực hành chung (p=0.002, PR= 0.58, KTC 95%:0.41-0.81). Có mối liên quan có tính khuynh hướng giữa trình độ học vấn với thực hành chung (PR= 1.34,  KTC 95%:1.13-1.58). Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức chung, thực hành chung với nghề nghiệp của người dân.

Kết luận: Đẩy mạnh tuyên truyền về kiến thức, thực hành cho người dân về triệu trứng bệnh, các yếu tố nguy cơ, biện pháp phòng ngừa bệnh, chế độ ăn và luyện tập thể lực.

ABSTRACT

Background: Diabetes is a global burden, as a result of a sedentary lifestyle, eating greasy foods and sugar. The current trend is to strengthen the prevention of diabetes. The study showed that knowledge and practices in diabetes prevention important role prevention.

Objectives:  Determine the percentage of people were in the age group of 18 to 60 years, living in the Phuoc Vinh town, Phu Giao District, Binh Duong Province the right knowledge and practice prevention of diabetes and related factors.

Method:  A cross sectional study was conducted from June to October in 2016  people were in the age group of 18 to 60 years,  living in the town of Phuoc Vinh, Phu Giao District, Binh Duong Province.

Result: The rate of people having right knowledge about diabetes prevention is 27.65%, having right practice of diabetes prevention is 33.9%. The statistic relationship between right knowledge and right practice (p <0.001, PR = 1.92 95% CI: 1:46 to 2:53). There is relationship between general knowledge with age group (p=0.001, PR=0.52, KTC 95%:0.40 to 0.68). There is relationship between general knowledge with educatio level (p=0.001, PR= 2.93, KTC 95%:2.49 to 3.46). There is relationship between general practice with age group (p=0.002, PR= 0.58, KTC 95%:0.41 to 0.81). There is relationship between general practice with education level, (PR= 1.34,  KTC 95%:1.13 to 1.58). The study did not find relationship between general  knowledge, the general practice with  people's careers.

Conclusion: Promote dissemination of knowledge, practice for the people about symptoms, diseases, risk factors, preventive measures, diet and physical exercise.

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là gánh nặng toàn cầu, do hậu quả của lối sống ít vận động, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường. Xu hướng hiện tại là đẩy mạnh công tác phòng chống đái tháo đường. Các nghiên cứu cho thấy kiến thức, thực hành về phòng chống đái tháo đường có vai trò quang trọng phòng ngừa bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến tháng 11/2013, trên thế giới có khoảng 382 triệu người mắc ĐTĐ, kèm theo những biến chứng gây tàn tật, đe dọa tính mạng. Số người bị bệnh ĐTĐ tăng từ 108 triệu trong năm 1980 lên 422 triệu năm 2014. Trong đó, ĐTĐ ở người lớn trên 18 tuổi tăng từ 4.7% lên 8.5% [4].

Vì thế nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành của người dân từ 18-60 tuổi sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương về phòng chống ĐTĐ và một số yếu tố liên quan. Từ đó đưa ra các nội dung và hình thức tuyên truyền cụ thể, thích hợp để nâng cao tỷ lệ  kiến thức, thực hành phòng ngừa ĐTĐ.

Mục tiêu tổng quát:

Xác định tỷ lệ người dân từ 18 đến 60 tuổi sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương có kiến thức, thực hành đúng về phòng chống bệnh đái tháo đường và các yếu tố liên quan năm 2016.

Mục tiêu cụ thể:

1.   Xác định tỷ lệ người dân từ 18 đến 60 tuổi sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương có kiến thức đúng về phòng chống đái tháo đường.

2.   Xác định tỷ lệ người dân từ 18 đến 60 tuổi sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương có thực hành đúng về phòng chống bệnh đái tháo đường.

3.   Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh đái tháo đường của người dân từ 18 đến 60 tuổi sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương với các đặc điểm dân số xã hội.

4.   Xác định mối liên quan giữa kiến thức chung, thực hành chung về phòng chống bệnh đái tháo đường của người dân từ 18 đến 60 tuổi sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

ĐỐI TƯỢNG VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả

Đối tượng nghiên cứu:

  Người dân từ 18 đến 60 tuổi sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ một năm trở lên.

 Cỡ mẫu:  = 363 người dân

 (chọn p=0.62 theo nghiên cứu Bùi Thị Khánh Thuận năm 2013)

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016

Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện hệ thống.

Phương pháp xử lí dữ kiện: Dữ liệu được mã hóa và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 12.0

 

 

 

 

KẾT QUẢ - BÀN LUẬN

Các đặc điểm dân số xã hội của mẫu nghiên cứu

Bảng 1: Các đặc điểm dân số xã hội của mẫu nghiên cứu

Đặc tính mẫu

Tần số

Tỉ lệ (%)

Nhóm tuổi

Từ 18 – 30 tuổi                                      

Từ 31– 45 tuổi

     Trên 45 tuổi

 

115

178

  70

 

31.7

49.0

19.3

Giới tính

Nam

Nữ

 

120

243

 

33.1

66.9

Trình độ học vấn

    Mù chữ

    Cấp 1

    Cấp 2

    Cấp 3

    Trên cấp 3

 

  10

  46

134

118

  55

 

2.8

12.7

36.9

32.5

15.2

Nghề nghiệp

CNVC

CN

Nông dân

Kinh doanh

Nội trợ

Khác

 

  29

160

  40

  41

  50

  43

 

18.0

44.1

11.0

11.3

13.8

11.9

Tình trạng hôn nhân

Độc thân

Đã có vợ/chồng

Khác: ly thân, ly dị, góa

 

  41

259

  63

 

11.3

71.4

17.4

Kết quả cho thấy đa số người tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 31- 45 tuổi chiếm 49.0%, nhóm tuổi từ 18-30 chiếm 31.7%. Tỷ lệ nữ tham gia nghiên cứu chiếm 66.9%; trình độ học vấn chủ yếu là cấp 2 chiếm 36.9%, cấp 3 chiếm 32.5%. Về nghề nghiệp đa số là công nhân chiếm 44.1%, công nhân viên chức chiếm 18.0%. Đa số đối tượng đã có vợ/chồng chiếm 71.4%.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kiến thức về phòng chống đái tháo đường

Bảng 2: Kiến thức về phòng chống đái tháo đường

Kiến thức

Tần số

                   Tỉ lệ (%)

Triệu chứng của ĐTĐ

Ăn nhiều

Uống nhiều.

Tiểu nhiều

Sụt cân nhanh

Không biết

Khác

 

81

143

174

122

107

12

 

31.6

55.9

70.0

47.7

29.5

5.0

Biến chứng ĐTĐ

Bệnh tim mạch

Loét bàn chân

Suy thận

Mù lòa

Nhiễm trùng các bộ phận cơ thể

Tai biến mạch máu não

Tử vong

Không biết

Khác

 

58

88

169

146

118

114

58

52

2

 

18.7

28.3

54.3

47.0

37.9

36.7

18.7

14.3

0.6

Yếu tố nguy cơ tiền ĐTĐ

Lối sống ít vận động

Thừa cân, béo phì

Cao huyết áp

Uống nhiều rượu bia

Hút thuốc lá

Người trên 45 tuổi

Không biết

Khác(ghi rõ)

 

118

240

204

187

160

76

13

6

 

33.7

68.6

58.3

53.4

45.7

21.7

3.6

1.7

Các biện pháp phòng ngừa bệnh

Dinh dưỡng hợp lý

Luyện tập thể lực thường xuyên phù hợp

Khám sức khỏe định kỳ

Không biết

Khác

 

              277

              290

              124

                19

                  5

 

80.5

84.9

36.1

5.2

1.5

Chế độ ăn

Hạn chế ăn/uống những thực phẩm có nhiều đường

Hạn chế thức ăn giàu chất béo

Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ

Ăn nhiều bữa, chia nhỏ bữa ăn

Hạn chế thói quen uống rượu, bia

Không biết

Khác

 

              191

              291

              187

              137

                99

                16

                  4

 

55.0

83.9

53.9

39.5

28.5

  4.4

  1.2

Chế độ luyện tập thể lực

Tích cực hoạt động thể lực

Thường xuyên tập thể dục thể thao

Tránh lối sống ít vận động

Khác

 

183

239

  77

  59

 

50.4

65.8

21.2

16.3

Khám sức khỏe định kỳ

< 6 tháng

6 tháng-12 tháng

>12 tháng

Không biết

Khác

 

   43

  154

  130

    34

      2

 

11.9

42.4

35.8

  9.4

  0.6

Kiến thức chung

Đúng

Chưa đúng

 

 100

 263

 

27.7

72.5

 

Tỷ lệ người dân có kiến thức chung đúng về phòng chống đái tháo đường chiếm 27.7%. Trong đó biết triệu chứng bệnh là 18.5%, biến chứng là 13.2%, yếu tố nguy cơ là 24.5%, các biện pháp phòng ngừa bệnh là 73.3%.

Mối liên quan giữa kiến thức với đặc điểm dân số xã hội

Bảng 3: Mối liên quan giữa kiến thức với đặc điểm dân số xã hội

Đặc tính mẫu

Kiến thức

P

PR(KTC 95%)

Đúng (%)

Chưa đúng (%)

Giới

Nam

Nữ

 

26(21.7)

74(30.5)

 

  94(73.3)

169(69.6)

 

0.078

 

0.71(0.48-1.05)

Nhóm tuổi

Từ 18 – 30 tuổi

Từ 31– 45 tuổi

Trên 45 tuổi

 

51(44.4)

40(12.6)

  9(12.7)

 

  64(55.6)

137(77.4)

  62(87.3)

 

**

0.001

 

1.00

0.52(0.40-0.68)

Trình độ học vấn

≤ Cấp 1

Cấp 2

 Cấp 3

>Cấp 3

 

  0(0.0)

11(8.2)

47(39.8)

42(76.4)

 

  56(100.0)

123(91.8)

  71(60.2)

  13(23.6)

 

**

0.001

 

1.00

2.93(2.49-3.46)

Nghề nghiệp

Công nhân viên chức

Công nhân

Nông dân

Kinh doanh

Nội trợ

Khác

 

19(65.5)

23(14.4)

5(12.5)

21(51.2)

11(22.0)

21(48.8)

 

  10(34.5)

137(85.6)

  35(87.5)

  20(48.8)

  39(78.0)

  22(51.2)

 

 

0.001

0.002

0.459

0.013

0.384

 

1.00

0.09(0.02-0.35)

0.08(0.01-0.39)

0.55(0.11-2.66)

0.15(0.03-0.67)

0.50(0.11-2.36)

Tình trạng hôn nhân

Độc thân

Đã có vợ/chồng

Khác

 

19(46.3)

71(27.4)

10(15.9)

 

  22(53.7)

188(72.6)

  53(84.1)

 

 

0.071

0.008

 

1.00

0.44(0.18-1.07)

0.22(0.07-0.67)

**Chi bình phương khuynh hướng

            Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có tính khuynh hướng giữa nhóm tuổi với kiến thức chung về phòng chống ĐTĐ (p=0.001), cứ tăng một nhóm tuổi thì tỷ lệ kiến thức chung đúng giảm 0.52 lần (PR=0.52, KTC 95%:0.40-0.68).

 Có mối liên quan có tính khuynh hướng giữa trình độ học vấn và kiến thức chung về phòng chống ĐTĐ (p=0.001), cứ tăng một cấp học thì tỷ lệ kiến thức chung đúng của đối tượng tham gia nghiên cứu tăng 2.93 lần (PR=2.93, KTC 95%:2.49-3.46).

Thực hành về phòng chống ĐTĐ

Bảng 4: Thực hành về phòng chống ĐTĐ

Thực hành

Tần số

Tỉ lệ (%)

Hút thuốc lá

Không

 

  51

312

 

14.1

86.0

Uống rượu/bia

Không

 

123

240

 

38.9

66.1

Thói quen ăn

Ăn no

Ăn vừa đủ

Ăn ít

 

156

190

   17

 

43.0

52.3

4.7

Thói quen dùng dầu mỡ

Chỉ dùng dầu thực vật

Chỉ dùng mỡ động vật

Dùng cả dầu thực vật, mỡ động vật

Không dùng dầu mỡ

 

278

  23

  49

  13

 

76.6

6.3

13.5

3.6

Ăn rau xanh

Thường xuyên

Không thường xuyên

 

240

123

 

66.1

33.9

Thói quen ăn/uống đồ ngọt

Không

 

  66

297

 

18.2

81.8

Luyện tập thể lực

Không

 

120

243

 

33.1

66.9

Khám sức khỏe định kỳtrong 3 năm gần đây

Không khám

1 lần

2 lần

        ≥ 3 lần

 

193

  85

  62

  23

 

53.2

23.4

17.1

6.3

Duy trì khám sức khỏe định kỳ

< 6 tháng/1 lần

6 tháng-12 tháng/1 lần

>12 tháng/1 lần

Không khám

 

  12

  69

  86

193

 

3.3

19.2

23.9

53.6

Thực hành chung

Đúng

Chưa đúng

 

123

240

 

33.9

66.1

            Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thực hành chung đúng của đối tượng tham gia nghiên cứu là 33.9%. Trong đó, thực hành đúng không hút thuốc lá là 86.0%, không uống rượu bia là 66.2%, có luyện tập thể lực là 33.1%, không ăn/uống đồ ngọt là 81.8%, khám sức khỏe định kỳ là 6.34%, có duy trì khám sức khỏe định kỳ là 19.2%.

Mối liên qua giữa thực hành với đặc điểm dân số xã hội

Bảng 5: Mối liên qua giữa thực hành với đặc điểm dân số xã hội

Đặc tính mẫu

Thực hành

p

PR (KTC 95%)

 

 

Đúng (%)

Chưa đúng (%)

Giới

Nam

Nữ

 

   20(16.7)

103(42.4)

 

100(83.3)

140(57.6)

 

<0.001

 

0.39(0.26-0.60)

Nhóm tuổi                             

Từ 18 – 30 tuổi

Từ 31– 45 tuổi

Trên 45 tuổi

 

48(41.7)

43(21.3)

32(45.1)

 

  67(58.3)

134(75.7)

  39(54.9)

 

 

0.002

0.654

 

1.00

0.58(0.41-0.81)

1.08(0.77-1.51)

Trình độ học vấn

≤Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

    >Cấp 3

 

20(35.7)

25(18.7)

47 (39.8)

31(33.9)

 

  36(64.3)

109(81.3)

  71(60.2)

  24(43.6)

 

**

0.001

 

1.00

1.34(1.13-1.58)

Nghề nghiệp

CNVC

CN

Nông dân

Kinh doanh

Nội trợ

Khác

 

12(41.4)

37(23.1)

12(32.5)

16(39.0)

26(52.0)

19(44.2)

 

  17(58.6)

123(78.9)

  27(65.5)

  25(61.0)

  24(48.0)

  24(55.8)

 

**

0.226

0.646

0.900

0.544

0.878

 

1.00

2.35(0.59-9.33)

1.47(0.29-7.51)

1.10(0.24-5.07)

0.65(0.16-2.59)

0.89(0.21-3.85)

Tình trạng hôn nhân

Độc thân

Đã có vợ/chồng

Khác: ly thân, ly dị, góa

 

17(41.5)

92(35.5)

14(22.2)

 

  24(58.5)

167(64.5)

  49(77.8)

 

 

0.641

0.262

 

1.00

01.29(0.45-3.69)

2.47(0.51-12.10)

** Chi bình phương khuynh hướng

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và thực hành chung về phòng chống ĐTĐ (p<0.001), nam giới có tỷ lệ thực hành chung đúng bằng 0.39 lần giới nữ (KTC 95%:0.26-0.60).

Có mối liên quan có tính khuynh hướng giữa trình độ học vấn và thực hành chung về phòng chống ĐTĐ (p=0.001), cứ tăng lên một cấp học thì tỷ lệ thực hành chung đúng tăng lên 1.34 lần (KTC 95%:1.13-1.58).

 

Mối liên quan giữa kiến thức chung với thực hành chung về phòng chống ĐTĐ

Bảng 6: Mối liên quan giữa kiến thức chung với thực hành chung về phòng chống ĐTĐ

 

Kiến thức

Thực hành chung

p

 

    

PR (KTC95%)

Đúng (%)

Chưa đúng (%)

Triệu chứng của ĐTĐ

Đúng

Chưa đúng

 

38(56.7)

85(29.7)

 

  29(28.7)

211(71.3)

 

<0.001

 

 

1.98(1.50-2.60)

Tính nguy hiểm

Đúng

Chưa đúng

 

110(32.9)

13(44.8)

 

224(67.1)

  16(55.2)

 

0.194

 

0.73(0.48-1.14)

Biến chứng

Đúng

Chưa đúng

 

26(54.2)

97(30.8)

 

  22(45.8)

218(69.2)

 

0.0014

 

1.76(1.29-2.39)

Tiền ĐTĐ

Đúng

    Chưa đúng

 

42(39.6)

81(31.5)

 

  64(60.4)

176(68.5)

 

0.138

 

1.26(0.93-1.69)

 

Yếu tố tăng nguy cơ

Đúng

    Chưa đúng

 

49(55.1)

74(27.0)

 

  40(44.9)

200(72.0)

 

<0.001

 

2.04(1.56-2.67)

Biện pháp phòng ngừa

Đúng

Chưa đúng

 

99(37.2)

24(24.7)

 

167(62.8)

  73(75.3)

 

0.026

 

1.50(1.03-2.20)

Chế độ ăn

Đúng

Chưa đúng

 

75(43.4)

48(25.3)

 

  98(56.6)

142(74.7)

 

0.0003

 

1.72(1.27-2.31)

Chế độ luyện tập thể lực

Đúng

Chưa đúng

 

58(36.3)

65(32.0)

 

102(63.7)

138(68.0)

 

0.398

 

1.13(0.85-1.51)

Khám sức khỏe định kỳ

Đúng

Chưa đúng

 

55(35.7)

68(32.5)

 

99(64.3)

141(67.5)

 

0.527

 

1.09(0.83-1.46)

Kiến thức chung

Đúng

Chưa đúng

 

52(52.0)

71(27.0)

 

  48(48.0)

192(73.0)

 

<0.001

 

1.92(1.46-2.53)

Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chung và thực hành chung về phòng chống ĐTĐ (p<0.001), nhóm đối tượng có kiến thức chung đúng có tỷ lệ thực hành đúng bằng 1.92 lần nhóm có kiến thức chưa đúng (KTC 95%(1.46-2.53).

BÀN LUẬN

Kiến thức về phòng chống ĐTĐ

Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ có kiến thức chung đúng về phòng chống ĐTĐ thấp chỉ chiếm 27.7% cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành với 8.7% [1], và cao hơn nguyên cứu của Lã Ngọc Quang với 13.2%, thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Khánh Thuận với 62.0% [2, 3]. Có sự khác biệt này là do tiêu chuẩn đánh giá kiến thức đúng trong từng bộ câu hỏi là khác nhau, trong nghiên cứu của chúng tôi đúng trên 60% các yếu tố mới được đánh giá là có kiến thức đúng. Bên cạnh đó, do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có học vấn thấp chủ yếu ≤ cấp 2 (52.3%), cùng với sự tiếp nhận thông tin truyền thông ít đa dạng hơn.

Thực hành về phòng chống ĐTĐ

Kết quả phân tích cho thấy đối tượng có thực hành chung đúng về phòng chống ĐTĐ thấp chiếm 33.9% thấp hơn nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Khánh Thuận là 62.0% [3].

Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn, giới, nhóm tuổi và thực hành trong phòng chống ĐTĐ phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành[1] .Qua đó cho thấy học vấn tăng lên một cấp thì tỷ lệ thực hành đúng của người dân tăng lên gấp 1.34  lần. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thực hành đúng ở nhóm tuổi 31-45 chỉ bằng 0.58 lần nhóm đối tượng ở nhóm 18-30 tuổi. Tỷ lệ thực hành đúng ở nam giới chỉ bằng 0.39 lần ở nữ giới. Có thể nhận thấy trình độ học vấn, giới, nhóm tuổi quyết định rất lớn đến thực hành đúng trong phòng chống ĐTĐ, người dân có trình độ học vấn càng cao thì kiến thức đúng cũng tăng cao tương ứng. Ở nam giới phần lớn có hút thuốt, uống rượu bia nên tỷ lệ thực hành phòng chống ĐTĐ thấp hơn ở nữ giới.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Kiến thức về phòng chống ĐTĐ của mẫu nghiên cứu

Đối tượng có kiến thức chung đúng về phòng chống ĐTĐ chiếm 27.7%. Trong đó, kiến thức đúng về tính nguy hiểm của bệnh là 92.0%. Kiến thức đúng về triệu chứng của ĐTĐ đạt 18.5%, về các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ là 24.5%, triệu chứng của ĐTĐ đạt 18.5%.

Về các biện pháp phòng ngừa bệnh, đối tượng có kiến thức đúng đạt 73.3%. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về chế độ ăn là 47.7%, chế độ luyện tập thể lực là 44.1%, duy trì khám sức khỏe định kỳ là 75.7%, khám sức khỏe định kỳ là 42.4%.

Thực hành về phòng chống ĐTĐ của mẫu nghiên cứu

Tỷ lệ đối tượng có thực hành chung đúng về phòng chống ĐTĐ đạt 33.9%. Trong đó, 86.0% thực hành đúng không hút thuốc lá, không uống bia rượu là 66.1%. Về thực hành trong chế độ ăn, ăn no vừa đủ đạt 52.3%, ăn nhiều rau xanh đạt 33.9%, không ăn đồ ngọt đạt 81.8%%.Về thực hành luyện tập thể lực đạt 33.1%, khám sức khỏe định kỳ đạt 6.3%, duy trì khám sức khỏe định kỳ đạt đạt 19.2%.

Mối liên quan

-     Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về phòng chống ĐTĐ với các yếu tố: trình độ học vấn, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, giới tính.

-     Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành về phòng chống ĐTĐ với các yếu tố: giới, trình độ học vấn, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân.

-     Có mối liên quan giữa thái độ chung và kiến thức chung về phòng chống ĐTĐ.

ĐỀ  XUẤT

Tăng cường truyền thông cho cộng về triệu trứng bệnh, các yếu tố nguy cơ, biện pháp phòng ngừa bệnh, chế độ ăn và luyện tập thể lực. Duy trì và nâng cao các phương tiện truyền thông phổ biến như tờ rơi, tranh ảnh, loa đài phát thanh ở địa phương và đặc biệt là sự hướng dẫn của cán bộ Y tế về các biện pháp phòng ngừa bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO  

1. Nguyễn Văn Lành (2013) "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống đái thái đường của đồng bào người dân tộc Khmer tại tỉnh Hậu Giang năm 2013".

2. Lã Ngọc Quang (2011) "Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ĐTĐ của người dân Thái Bình năm 2011".

3. Bùi Thị Khánh Thuận (2013) "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa bệnh đái tháo đường năm 2013".

4. WHO (2016) Diabetes, http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs312/en/, 11 May 2016.

 

 

Tin mới
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0