image banner
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 TẠI TTYT HUYỆN PHÚ GIÁO TỪ THÁNG 6 ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2016

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2

TẠI TTYT HUYỆN PHÚ GIÁO TỪ THÁNG 6 ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2016

BS.Nguyễn Văn Hoa; CNĐD. Trần Đức Trung; BS. Nguyễn Thị Minh Hiếu

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tiểu đường trong những năm gần đây đang là một trong 10 nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Liên đoàn tiểu đường thế giới, bệnh tiểu đường đã cướp đi mạng sống của 4,6 triệu người mỗi năm. Và một phép tính cơ bản, nếu tính trung bình thì cứ 7 giây, trên thế giới lại có một người chết vì căn bệnh này.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết, theo kết quả điều tra năm 2012,Viêt Nam tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta hiện chiếm 5,7% dân số. Đây là điều tra mới nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành năm 2012. Theo PGS.TS Tạ Văn Bình (Chủ tịch Hội Người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam): “Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh tiểu đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh tiểu đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới”. Một thực tế cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa, thường ở độ tuổi từ 30-65, thậm chí đã có người bệnh tiểu đường mới chỉ 9-10 tuổi. Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam là 211%, cao gấp 3 lần tỉ lệ gia tăng trung bình của thế giới. Mỗi ngày có 150 người Việt chết vì đái tháo đường, cao gấp 7 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.

Tiểu đường (hay còn gọi là Đái tháo đường) là một bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể. Đây là bệnh mạn tính, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin – một chất nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng (tiểu đường tuýp 1), hay sản xuất không đủ hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả (tiểu đường tuýp 2). Điều này làm gia tăng nồng độ đường (glucose) trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu.

Insulin là hormone tạo điều kiện chuyển hóa đường thành năng lượng cho các tế bào. Không có isulin, đường không thể đi vào tế bào để thực hành nhiệm vụ của mình mà thay vào đó đường sẽ ở nằm lại trong máu. Điều này khiến cho hàm lượng đường trong máu bệnh nhân cao hơn bình thường. Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 90% trường hợp mắc tiểu đường.

Một tin vui là bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển bệnh nhờ lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, chế độ ăn hợp lý. Vì thế, nhận thức được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nhằm khảo sát sự tương quan giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, thiếu máu cơ tim,béo phì…trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại huyện Phú Giáo trong tình hình hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát các yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 tại Trung tâm y tế huyện Phú Giáo từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Khảo sát sự tương quan giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, thiếu máu cơ tim,béo phì trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại Trung tâm y tế huyện Phú Giáo năm 2016.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu người bệnh đến khám đái tháo đường tuýp 2 tại Trung tâm y tế huyện Phú Giáo từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả người bệnh được chẩn đoán xác định đái tháo đường theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006.

Tiêu chuẩn loại trừ: Đái tháo đường tuýp 1, ĐTĐ thai kỳ, đái tháo đường khác có nguyên nhân người bệnh không hợp tác nghiên cứu

Tiêu chuẩn đánh giá theo phác đồ chẩn đoán và điều trị tiểu đường tuýp 2 của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011.

Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO), trừ người có thai, nếu BMI.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Chọn mẫu nghiên cứu: Lựa chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ, lần lượt chọn các người bệnh điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh Trung tâm y tế huyện Phú Giáo từ tháng 6 đến tháng 10/2016.

Xử lý số liệu: Bằng chương trình SPSS phiên bản 18.0. Sử dụng các thuật toán: tính tỷ lệ %, tính giá trị trung bình. Sử dụng test kiểm định χ2 để phân tích mối liên quan giữa các biến. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Đạo đức nghiên cứu: Tất cả các đối tượng trong nghiên cứu đều tự nguyện đồng ý tham gia, các thông tin của bệnh nhân đều được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

KẾT QUẢ

Bảng 1: Đặc điểm chung

Đặc điểm

Tần số

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam

112

43,1

Nữ

148

56,9

Tổng

260

100,0

Nghề nghiệp

Nông dân

76

29,2

Công nhân

12

4,6

Cán bộ, viên chức

8

3,1

Học sinh, sinh viên

0

0,0

Nội trợ

22

8,5

Khác

142

54,6

Tổng

260

100,0

Trình độ

Cấp 1

126

48,5

Cấp 2

100

38,5

Cấp 3

34

13,1

Tổng

260

100,0

Tuổi

< 20 tuổi

2

0,8

>= 20 - 39 tuổi

10

3,8

40 - 60 tuổi

146

56,2

> 60 tuổi

102

39,2

Tổng

260

100,0

Chỉ số BMI

<= 18,4

22

8,5

18,5 – 22,9

116

44,6

23,0 – 24,9

50

19,2

25,0 – 29,9

62

23,8

30,0 – 39,9

10

3,8

40,0 – 50,0

0

0,0

Tổng

260

100,0

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh nữ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 nhiều hơn nam; Người bệnh làm nông chiếm tỷ lệ cao 76 người (chiếm 29,2%); Đa số ca mắc có trình độ cấp 1 và cấp 2; Tỷ lệ người bệnh mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 đa số ở lứa tuổi 40 – 60 t (146 ca chiếm 56,2%) bệnh nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi, bệnh nhân cao tuổi nhất là 83 tuổi; Tỷ lệ người bệnh mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 đa số có BMI ở mức độ trung bình (18,5 – 22,9) có 116 ca chiếm 44,6%.

Bảng 2: Sự tương quan giữa rối loạn glucose máu với các yếu tố nguy cơ ĐTĐ tuýp 2

 

Rối loạn glucose

Tổng

n(%)

70-100 mg/dl

101-125 mg/dl

>= 126

mg/dl

Tuổi

(p =0,343)

< 20 tuổi

0

0

2

2 (0,8)

>= 20 - 39 tuổi

0

0

10

10 (3,8)

40 - 60 tuổi

22

32

92

146 (56,2)

> 60 tuổi

14

22

66

102 (39,2)

Tổng (n/%)

36 (13,8)

54 (20,8)

170 (65,4)

260

Tiền sử ĐTĐ 2

(p = 0,539)

4

4

22

30 (11,5)

Không

32

50

148

230 (88,5)

Tổng

36

54

170

260

Vận động

(p = 0,071)

< 30 phút/lần

18

16

74

108 (41,5)

>= 30 phút/lần

18

32

76

126 (48,5)

Không

0

6

20

26 (10,0)

Tổng

36

54

170

260

Thể thao

(p = 0,001)

< 5 lần/tuần

18

10

30

58 (22,3)

>= 5 lần/tuần

10

26

38

74 (28,5)

Không

8

18

102

128 (49,2)

Tổng

36

54

170

260

Tăng huyết áp

(p = 0,292)

< 130/85 mmHg

26

40

104

170 (65,4)

>= 130/85 - 139/89 mmHg

4

4

28

36 (13,8)

>= 140/90 mmHg

6

10

38

54 (20,8)

Tổng

36

54

170

260

Bệnh mạch vành

(p = 0,328)

0

2

10

12 (4,6)

Không

36

52

160

248 (95,4)

Tổng

36

54

170

260

Bệnh tim mạch

(p = 0,938)

2

4

12

18 (6,9)

Không

34

50

158

242 (93,1)

Tổng

36

54

170

260

Tăng lipid máu

(p = 0,001)

Triglyceride

0

0

42

42 (16,2)

HDL

4

12

22

38 (14,6)

Không

32

42

106

180 (69,2)

Tổng

36

54

170

260

Chỉ số BMI

(p = 0,001)

=< 18,4

8

0

14

22 (8,5)

18,5 – 22,9

14

24

78

116 (44,6)

23,0 – 24,9

6

10

34

50 (19,2)

25,0 – 29,9

8

16

38

62 (23,8)

30,0 – 39,9

0

4

6

10 (3,8)

40,0 – 50,0

0

0

0

0 (0,0)

Tổng

36

54

170

260

Nhận xét:

Người bệnh càng lớn tuổi thì có nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2 càng tăng. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,343).

Đa số người bệnh không có liên quan đến tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 2. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,539).

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan đến vận động. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,071).

Người bệnh chơi thể thao thì có tác dụng tốt trong quá trình kiểm soát đường huyết. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).

Đa số người bệnh có huyết áp trong giới hạn bình thường. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,292).

Đa số người bệnh không bệnh mạch vành trong giới hạn bình thường. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,328).

Đa số người bệnh không bệnh tim mạch trong giới hạn bình thường. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Sig = 0,938).

Người bệnh không có rối loạn lipid thì có tác dụng tốt trong quá trình kiểm soát đường huyết. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).

Người bệnh mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đa số có BMI trong khoảng 18,5 – 22,9 . Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).

BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu của chúng tôi tuối trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 50,5 tuổi thấp nhất là 18 tuổi cao nhất là 83 tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 41 đến 60 tuổi nữ mắc nhiều hơn nam kết quả này cũng giống như kết quả của tác giả Phạm Thị hải Yến BV quân đoàn 4, nghề nghiệp đa số là nông dân điều này cũng phù hợp với huyện vùng sâu vùng xa đa số sống bằng nghề nông.

Trong nghiên cứu này, yếu tố nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipit máu chiếm tỉ lệ cao nhất trong đó tăng nhiều nhất là Triglyceride, đường huyết người bệnh  >= 126 mg/dl

Người bệnh mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đa số có BMI trong khoảng 18,5 – 22,9 khi đường huyết càng tăng chỉ số BMI cũng tăng theo tỷ lệ thuận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,001)

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành và bệnh tim mạch không có mối liên quan nhiều đến bệnh tiểu đường tuýp 2, điều này không phù hợp với  một số các nghiên cứu như kết quả của tác giả Phạm Thị hải Yến  và cộng sự Bệnh viện quân đoàn 4, tác giả BS. CKII Nguyễn Thanh Sơn BVĐK Bình Dương, có thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn và tuổi trong nghiên cứu đa số ở tuổi 4060.

KẾT LUẬN

Khảo sát sự tương quan giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, thiếu máu cơ tim,béo phì…trên người bệnh tiểu đường tuýp 2 tại Trung tâm y tế huyện Phú Giáo chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ nữ mắc ĐTĐ tuýp 2 cao hơn ở nam giới và chủ yếu ở độ tuổi từ 40 – 60 (chiếm tỷ lệ 56,2%)

Kiểm soát đường huyết có liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipit, với chỉ số BMI và vấn đề luyện tập thể dục thể thao hợp lý.

Không thấy có mối liên quan nhiều đến các bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành và bệnh tim mạch, có thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn.

KIẾN NGHỊ

Tư vấn cho người bệnh kiểm soát cân nặng, tập thể dục thể thao hợp lý.

Các nghiên cứu sau này về bệnh tiểu đường nên tiến hành trên cỡ mẫu lớn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Bộ Y tế (2011), “Phác đồ chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2”.

2. Phạm thị Hải Yến, Phạm Khắc Triệu và cộng sự (2012). Nghiên cứu mối tương quan giữa HbA1c  với glucose máu lúc đói và một số yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại Bệnh viện 4 – Quân đoàn 4. Kỷ yếu hội thảo khoa học công nghệ và kỹ thuật nghành y tế Bình Dương lần thứ XIII năm 2014

  1. Bs CKII nguyễn Thanh Sơn bệnh viện đa khoa Bình Dương (2012) nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2. Kỷ yếu hội thảo khoa học công nghệ và kỹ thuật nghành y tế Bình Dương năm 2012.


 

Tin mới
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0